Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Hà Nội: Lễ gắn biển di tích cách mạng kháng chiến đình Thượng Cát

Thứ Bảy 21/11/2020 | 22:03 GMT+7

VHO- UBND Quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) vừa tổ chức Lễ gắn biển di tích cách mạng kháng chiến Đình Thượng Cát và cơ sở cách mạng đối với gia đình cụ Đàm Thị Nghiên, gia đình cụ Trần Thị An - Đàm Văn Nhỡ (Phường Thượng Cát, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Sự kiện được tổ chức nhân kỷ niệm 74 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến (19.12.1946 -19.12.2020); 76 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22.12.1944 -22.12.2020) và kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23.11.

Chủ tịch UBND Quận Bắc Từ Liêm Lưu Ngọc Hà cho biết, Quận Bắc Từ Liêm là vùng đất cổ có truyền thống văn hóa và lịch sử lâu đời, nhân dân quận Bắc Từ Liêm luôn tự hào về truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước. Theo dòng lịch sử, từ thời kỳ các triều đại phong kiến đến thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nơi đây đã hình thành nhiều loại hình di tích văn hóa phong phú, đặc sắc mà dấu tích còn để lại rõ nét đến ngày hôm nay. Hiện nay, trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm có 135 di tích, trong đó có 63 di tích đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa; 26 di tích cách mạng kháng chiến và lưu niệm chủ tịch Hồ Chí Minh; 29 lễ hội truyền thống.

Gắn biển di tích cách mạng kháng chiến Đình Thượng Cát.

Có nhiều di tích là nơi ghi dấu những sự kiện lịch sử cách mạng liên quan tới quá trình hoạt động của các tổ chức, cá nhân, các vị lãnh đạo của Đảng, Nhà nước như: Di tích cách mạng kháng chiến: chùa Kỳ Vũ, gia đình cụ Nguyễn Chương Chất, gia đình cụ Đinh Văn Viết đều ở phường Thượng Cát của chúng ta…; hay những nơi ghi dấu chiến tích anh hùng của quân và dân ta như: Trận địa tên lửa Chèm, phường Thụy Phương, pháo đài Xuân Tảo, phường Xuân Tảo… Còn có những di tích, địa điểm lưu niệm nơi Bác Hồ kính yêu đã đến thăm và động viên nhân dân lao động sản xuất như: Đình Nhật Tảo, phường Đông Ngạc; hay thôn Phú Diễn nay thuộc phường Phú Diễn và thôn Kiều Mai nay thuộc phường Phúc Diễn... 

 Nghi thức gắn biển cơ sở cách mạng gia đình cụ Đàm Thị Nghiên.

Đình Thượng Cát là nơi đã diễn ra cuộc míttinh của hơn 1000 quần chúng nhân dân. Tại đây, đồng chí Hoàng Tùng (được Trung ương Đảng cử về) đã lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng giành thắng lợi, xóa bỏ chính quyền thực dân phong kiến tay sai, thành lập chính quyền Dân chủ Nhân dân. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (giai đoạn 1964-1972), Đình Thượng Cát được sử dụng làm kho chứa quân trang, quân dụng của đơn vị K10, Cục Hậu Cần, quận chủng Phòng Không - Không Quân.  Gia đình cụ Đàm Thị Nghiên, là cơ sở cách mạng của Xứ ủy Bắc Kỳ, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (thời kỳ 1939-1945); nơi nuôi giấu các đồng chí cán bộ cấp cao của Đảng về hoạt động, địa điểm cất giấu vũ khí, tài liệu và trạm giao thông liên lạc.

Gia đình cụ Trần Thị An - Đàm Văn Nhỡ là cơ sở cách mạng của Trung ương và Xứ ủy Bắc Kỳ, đã nuôi giấu, bảo vệ các đồng chí Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Hoàng Dung, Hoàng Quốc Việt, Hoàng Tùng, vợ chồng đồng chí Văn Tiến Dũng - Nguyễn Thị Kỳ và là nơi đặt trạm liên lạc, nơi ăn, ở, đi lại, làm việc, cất giấu  tài liệu bí mật của Đảng.

Đình làng Thượng Cát

Tại buổi lễ, lãnh đạo Quận Bắc Từ Liêm đề nghị các cấp uỷ Đảng, chính quyền, nhân dân phường Thượng Cát phát huy truyền thống cách mạng, thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích; giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu quê hương đất nước cho thế hệ trẻ hôm nay.

Bên cạnh đó, cần có kế hoạch giới thiệu di tích trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tuyên truyền, quảng bá về giá trị lịch sử, văn hóa của di tích cũng như truyền thống đấu tranh cách mạng của địa phương…

HOÀNG VY

Print
Tags:

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top