Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

29 Tháng Ba 2024

“Sức bật” của huyện miền núi Bác Ái

Thứ Tư 23/12/2020 | 10:57 GMT+7

VHO- Bác Ái là huyện miền núi của tỉnh Ninh Thuận với hơn 10 dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó đồng bào Raglai chiếm trên 87%. Sau 20 năm từ ngày tái lập, bằng sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, quê hương Bác Ái đã thật sự “thay da đổi thịt” và ngày càng khởi sắc, giàu đẹp.

 Ông Mẫu Thái Phương, Bí thư Huyện ủy Bác Ái

 Huyện Bác Ái được thành lập tháng 10.1950 và được tái lập tháng 11.2000 trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Ninh Sơn. Sau ngày tái thành lập, Bác Ái là địa phương nghèo, đời sống đồng bào các dân tộc gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo, trình độ lao động không đồng đều... Do xuất phát điểm thấp, nên Bác Ái được xếp là một trong 64 huyện nghèo của cả nước, kinh tế phát triển nhỏ lẻ, manh mún chưa có sự liên kết giữa các địa phương. Năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng hàng nông sản thấp. Các sản phẩm sản xuất ra chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của người dân địa phương, chưa tạo được thương hiệu xuất ra thị trường bên ngoài. Tăng trưởng hằng năm của ngành thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp còn thấp, thiếu sự liên kết, hợp tác giữa sản xuất và tiêu thụ. Đặc biệt, phát triển du lịch chưa tạo được các khâu đột phá, chưa có sự liên kết giữa du lịch với các ngành khác tại địa phương khác.

Trong bối cảnh đó, Đảng bộ huyện Bác Ái đã mạnh dạn đưa ra chủ trương đột phá: Xây dựng kinh tế - xã hôi trên tinh thần đoàn kết của các dân tộc nhằm tạo ra sức mạnh, để từng bước đưa Bác Ái vượt qua khó khăn, gắn với phát triển nông thôn mới. Bằng sự nỗ lực không ngừng, nhiệm kỳ 2016-2020, Bác Ái đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp phát triển kinh tế- xã hội nhận được sự đồng thuận cao của người dân. Từ các nguồn vốn hỗ trợ thuộc chương trình 30a, 135... được triển khai, nhân rộng với 62 mô hình, dự án trong đó có 33 dự án trồng trọt, 29 dự án chăn nuôi và các dự án phát triển điện lưới nông thôn, đào tạo nghề cho con em đồng bào dân tộc... Khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển các loại cây trồng, vật nuôi mới, thích nghi với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. Huy động các nguồn lực đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, chăn nuôi, ứng dụng khoa học công nghệ nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế...

 Đời sống tinh thần của người dân được chăm lo

Với việc triển khai đồng bộ mọi mặt kinh tế - xã hội theo chủ trương của Đảng bộ Bác Ái, đã đem lại những kết quả đáng mừng và làm cho bộ mặt nông thôn Bác Ái “thay da đổi thịt” trông thấy. Đến nay, trên 95% hộ đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng điện lưới quốc gia. Toàn huyện có 35 trường học với 711 giáo viên đạt chuẩn 100%, có 12 đơn vị trường học đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ tốt nghiệp THPT hằng năm đạt trên 96%. Trong 5 năm qua, đã giải quyết việc làm cho 6.500 lao động. Số hộ gia đình có lao động tham gia học nghề từ hộ nghèo chuyển sang cận nghèo là 1.740 hộ.

 Phát triển cây ăn quả mở ra hướng đi mới cho người dân Bác Ái

Các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy trong điều kiện mới. Nhiều giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc đã được phát huy có hiệu quả trong đời sống và sản xuất. Một số giá trị văn hóa truyền thống, hoạt động văn nghệ dân gian tiếp tục được giữ gìn, phát huy, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số. Hiện có 33/38 thôn đạt chuẩn thôn văn hóa, 80% hộ gia đình văn hóa. Nhiều làng nghề truyền thống, đan lát thủ công được phục dựng như làng nghề đan gùi, nỏ, đàn Chapi, nấu rượu cần… bước đầu đã tạo được việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Có 38/38 thôn thành lập được đội văn nghệ dân gian. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đặc biệt là nhiệm vụ xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa; gia đình văn hóa; thôn văn hóa; xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới… được đẩy mạnh. 24/38 thôn được công nhận đạt chuẩn thôn văn hóa; trên 75% gia đình và trên 98% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa; 38/38 thôn đều đã xây dựng và thực hiện tốt quy ước, hương ước…

Trong nhiệm kỳ qua, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Bác Ái đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tổng giá trị sản xuất đạt 1.462 tỉ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 17,2 triệu đồng, tăng 72% so với năm 2015. Kinh tế tăng trưởng và chuyển dịch tích cực, đúng hướng, xóa đói giảm nghèo đạt được nhiều kết quả quan trọng. 

 MẪU THÁI PHƯƠNG - Bí thư Huyện ủy Bác Ái

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top