Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Đà Nẵng: Nhu cầu lớn về nguồn nhân lực chất lượng

Thứ Hai 11/01/2021 | 11:00 GMT+7

VHO-  Với việc phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm, Đà Nẵng sẽ đối mặt với nhiều khó khăn và đòi hỏi về nguồn nhân lực chất lượng cao. Nếu không kịp thời bổ sung, đào tạo thì sẽ dẫn đến việc thiếu hụt nhân lực trầm trọng, không đủ đáp ứng cho các cơ sở dịch vụ.

Hướng dẫn viên du lịch tại Đà Nẵng

Nguồn nhân lực được trang bị đầy đủ các yếu tố then chốt về kỹ năng, kiến thức… đóng vai trò rất quan trọng trong các hoạt động du lịch. Đây cũng chính là yếu tố cạnh tranh của thị trường du lịch. Tại Đà Nẵng, theo dự báo, mỗi năm ngành du lịch thành phố sẽ cần thêm trung bình khoảng 5.500 lao động. Ước tính khoảng 65% trong số đó (3.575 lao động) có yêu cầu về chuyên môn du lịch (các vị trí lễ tân, buồng phòng, điều hành tour, bếp...). Trong khi đó, số lượng sinh viên ra trường các ngành du lịch trên địa bàn thành phố trung bình khoảng 3.600 sinh viên trong 3 năm gần đây, vừa đủ cung cấp cho thị trường lao động.

Đến cuối năm 2019, tổng số lao động trong lĩnh vực du lịch ĐàNẵng là 50.963 người (tăng 41,9% so với số liệu thống kê năm 2017). Trong đó, số lượng lao động tại các cơ sở lưu trú có tỷ trọng lớn nhất, chiếm hơn một nửa nguồn nhân lực du lịch thành phố. Số lượng đào tạo về nghiệp vụ buồng phòng và lễ tân chiếm rất hạn chế (khoảng 5,7% và 6,7%). Ngành quản trị khách sạn chiếm 27,9% số sinh viên ra trường năm 2019; quản trị lữ hành (chiếm 18,4%) và nghiệp vụ nhà hàng, chế biến món ăn (chiếm 26,1%).

Sở Du lịch Đà Nẵng phân tích: Khi nhìn vào cơ cấu phân loại lao động có thể thấy hầu hết lao động trong các doanh nghiệp du lịch là người địa phương (chiếm 69,9%) - điều đó chứng tỏ sự hạn chế về mặt thu hút các nguồn nhân lực chất lượng cao từ bên ngoài thành phố. Với thực tế nguồn nhân lực hiện tại trong ngành du lịch, nếu quyết định tăng trưởng kinh tế theo Đề án phát triển kinh tế đêm, thành phố Đà Nẵng sẽ đối mặt với các khó khăn và thiếu hụt không nhỏ về nguồn nhân lực phục vụ du lịch. Ví dụ như khi triển khai các dự án vui chơi giải trí đêm thuộc loại hình casino; tàu lưu trú tiêu chuẩn 4 - 5 sao; tàu phục vụ ăn uống và giải trí; các hoạt động nghệ thuật 2 bên bờ sông Hàn; tăng cường các quán bar, pub, các khu chợ đêm để phục vụ du khách về đêm... thì chắc chắn nhu cầu tăng nguồn nhân lực chất lượng là điều trước mắt bắt buộc ngành du lịch Đà Nẵng phải giải quyết. Đặc biệt là với những nhân viên đòi hỏi phải có kỹ năng công việc đặc thù như bartender, dealer, biểu diễn nghệ thuật...

Ngoài ra, do nhu cầu ngày càng tăng về marketing online của các doanh nghiệp trên các trang web hoặc các đại lý du lịch trực tuyến (OTA), các chuyên ngành tiếng Hàn, tiếng Thái du lịch, marketting đã được dự báo sẽ có nhu cầu cao. Nhưng hiện tại công tác đào tạo ngoại ngữ cho sinh viên, nhân viên còn rất hạn chế, nếu không kịp thời đào tạo, bổ sung kịp thời sẽ dẫn đến việc thiếu hụt nguồn lao động chất lượng cao và không đáp ứng được nhu cầu trao đổi, phục vụ của khách quốc tế.

NG. HÀ

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top