Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Vai trò “tắt – mở”gen trong cơ thể của các vi chất dinh dưỡng

Chủ Nhật 24/01/2021 | 17:20 GMT+7

VHO - Ngoài vai trò nâng cao tầm vóc, phòng chống bệnh tật, các vi chất còn có vai trò “tắt - mở” gene trong cơ thể. Tuy nhiên, tại Việt Nam tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng được xem là nói đói tiềm ẩn, vậy cần bổ sung những vi chất nào để phát triển toàn diện?

Các vi chất dinh dưỡng tác động đến vai trò “tắt – mở”của gen

Đây là nội dung này đã được PGS.TS Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốcra đưa ra tại hội nghị khoa học Y học công nghệ 4.0 - Những bước tiến vượt bậc trong chẩn đoán và điều trị do Bệnh viện Đa khoa Medlatec tổ chức tại Hà Nội.

Theo đó, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, trong cơ thể, các vitamin và chất khoáng có vai trò rất quan trọng, đó là thành phần của các enzyme tham gia chuyển hóa protein, lipid, glucid, hô hấp tế bào, mô, các chức phận của cơ và thần kinh. Chúng cũng cần thiết cho sự hoạt động, quá trình phát triển của tổ chức và tạo máu, đồng thời duy trì cân bằng nội môi, tham gia vào điều hòa chuyển hóa nước; tăng cường miễn dịch, chống ô-xy hóa để bảo vệ cơ thể.

PGS.TS Lê Bạch Mai khuyến cáo việc bổ sung vi chất là vô cùng quan trọng, đặc biệt là ở trẻ em

Ngoài vai trò giảm nguy cơ mắc bệnh, tăng chiều cao, một số vi chất còn được chứng minh tác động đến quá trình "tắt - mở" của gene như adid Folic, vitamin (C, D, E, B2, B12), Niacin, Nicotinic acid, kẽm, Manganese, sắt, canxi. Vì vậy, thiếu vi chất dinh dưỡng còn được xem là nạn đói tiềm ẩn ở mỗi quốc gia nên là vấn đề sức khỏe cộng đồng đặc biệt quan tâm ở các nước trên thế giới và tại Việt Nam.

Theo tổ chức Liên Hiệp Quốc, nguyên nhân thiếu vi chất dinh dưỡng có thể do khẩu phần ăn thiếu vi chất hoặc bệnh lý gây mất vi chất, tăng nhu cầu vi chất. Hoặc thực phẩm nghèo vi chất và không biết cách chăm sóc đầy đủ. Vì vậy, kiểm tra cơ thể có thiếu vi chất hay không là vấn đề sức khỏe được quan tâm đặc biệt hiện nay.

Tại hội nghị, chuyên gia khuyến cáo, tất cả người dân đều nên được làm xét nghiệm kiểm tra, đặc biệt trẻ có các dấu hiệu bất thường như: Chậm tăng trưởng, thị lực và trí lực kém, cơ thể mệt mỏi, da xanh, đau đầu, chóng mặt, hồng cầu to...

Khi đi khám dinh dưỡng, người dân sẽ được bác sĩ dinh dưỡng chỉ định làm xét nghiệm vi chất dinh dưỡng gồm: xét nghiệm sắt, Feritin, kẽm, vitamin D, canxi ion, canxi toàn phần, Folat, Vitamin A, vitamin B12 và làm xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán một số bệnh như Thalassemia, thiếu men G6DP, rối loạn chuyển hóa Citrine, 60 dị nguyên... Từ kết quả có được, bác sĩ sẽ tư vấn hướng bổ sung dinh dưỡng phù hợp để hạn chế hậu quả đáng tiếc do thiếu vi chất.

6 vi chất thiếu phổ biến ở Việt Nam

Tại Việt Nam, tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng gặp phổ biến ở khắp cả nước, thậm chí vẫn còn tỷ lệ lớn gặp ngay ở các thành thị nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển. Chia sẻ tại hội nghị, PGS.TS.BS Lê Bạch Mai - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia đã chỉ ra 6 vi chất thiếu trong cơ thể mà người dân nước ta hay gặp, nhất là trẻ em mà được cha mẹ cần kiểm tra để bổ sung phù hợp cho con.  Đó là Vitamin A: Giúp tăng trưởng, bảo vệ các tế bào biểu mô, bảo vệ cơ thể, giúp cho đôi mắt sáng khỏe, tăng cường miễn dịch, giảm tỷ lệ bệnh tật ở trẻ và giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em. Sắt: Cần thiết cho tất cả mọi người, đặc biệt trẻ em có nhu cầu sắt tăng cao, riêng trẻ còn bú mẹ nhu cầu tăng gấp 7 lần so với người lớn tính theo trọng lượng cơ thể.

Cơ thể cần rất nhiều các vi chất để đảm bảo sự phát triển

Axitfolic: Giúp sản xuất, duy trì các tế bào mới và đồng thời giúp ngăn ngừa những thay đổi ở DNA có thể dẫn đến ung thư. Đặc biệt, trong giai đoạn thai kỳ giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi bẩm sinh, phòng tránh bệnh thiếu máu, cũng như giảm nguy cơ ung thư. Kẽm: Giúp tổng hợp protein bằng cơ chế tạo enzyme, bổ sung vi chất này là cách thúc đẩy sự phát triển của xương, cơ bắp và trí não của trẻ nhỏ.

Canxi: Giúp tạo răng/ xương, hình thành hệ xương/răng vững chắc và cần thiết cho phát triển, thực hiện các chức năng của tế bào, đảm bảo chức phận thần kinh, đông máu. Ngoài ra, canxi còn có chức năng tiêu hóa mỡ, tăng cấp thu B12 vào hoạt động của enzyme tụy, tham gia quá trình co cơ.Vitamin D: Giúp cơ thể hấp thu tốt canxi và phospho trong đường ruột, để hình thành và phát triển hệ xương, răng vững chắc cho trẻ. Để hấp thu canxi tốt nhất cần bổ sung vitamin D mỗi ngày thì khả năng hấp thu canxi lên tới 65%.

Đối với trẻ nhỏ, khi cơ thể đủ các vitamin và khoáng chất sẽ phát huy được hết vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện. Song nếu thiếu làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tầm vóc và trí tuệ, đồng thời là yếu tố liên quan suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ nhỏ. Thiếu vi chất gây giảm chất lượng cuộc sống, theo số liệu thống kê, mỗi năm có 18 triệu trẻ sơ sinh bị giảm trí tuệ do thiếu i-ốt, 150 nghìn trẻ sơ sinh dị dạng thần kinh do thiếu Folate, 350 nghìn trẻ em bị mù lòa do thiếu vitamin A. Thiếu vi chất gây giảm năng xuất lao động khi mỗi năm có 1,6 tỷ người bị giảm khả năng lao động do thiếu máu, thiếu sắt.

 

Q.HOA

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top