Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Siết chặt xuất khẩu vắcxin sẽ là con dao hai lưỡi

Thứ Hai 01/02/2021 | 10:56 GMT+7

VHO- Sự lây lan nhanh chóng và chưa có điểm dừng của đại dịch Covid-19 đã đặt ra nhu cầu cấp thiết phải tăng tốc chiến dịch tiêm vắcxin cho người dân châu Âu.

 WHO kêu gọi EU không áp đặt biện pháp hạn chế xuất khẩu vắcxin ngừa Covid-19 Ảnh: DW

Tuy nhiên, nỗ lực này đang gặp phải trở ngại do nguồn cung vắcxin không đủ đáp ứng nhu cầu trong khối, dẫn đến việc tích trữ và siết chặt xuất khẩu vắcxin phòng Covid-19.

Khan hiếm dẫn đến tích trữ

Theo thông báo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các biến thể của virus SARS-CoV-2 đang ngày càng lây lan rộng trên khắp thế giới. Báo cáo của WHO cho biết, biến thể phát hiện đầu tiên tại Anh đã xuất hiện tại hơn 70 quốc gia trong khi biến thể từ Nam Phi đã lan ra hơn 30 nước. Biến thể phát hiện tại Anh có khả năng lây lan nhanh hơn các biến thể hiện tại. Chỉ trong một tuần qua, biến thể này đã lan ra thêm 10 quốc gia trong khi biến thể từ Nam Phi đã lan ra thêm 8 quốc gia trong cùng thời gian này. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy biến thể từ Nam Phi lây nhiễm chậm hơn đối với những người có kháng thể. Ngoài ra, một biến thể mới nhất phát hiện tại Brazil cũng đã lây lan ra 8 quốc gia trong vòng 2 tuần qua. Sự xuất hiện của những biến thể virus SARS-CoV-2 đang đặt những nỗ lực đẩy lùi dịch bệnh đứng trước thách thức mới.

Sự lây lan nhanh chóng và chưa có điểm dừng của đại dịch Covid-19 đã đặt ra nhu cầu cấp thiết phải tăng tốc chiến dịch tiêm vắcxin cho người dân châu Âu. Tuy nhiên, nỗ lực này đang gặp phải trở ngại do nguồn cung không đủ đáp ứng nhu cầu trong khối. Ủy viên châu Âu phụ trách y tế Stella Kyriakides cho biết Liên minh châu Âu (EU) và công ty dược phẩm AstraZeneca đã không đạt được bước đột phá nào trong việc đẩy nhanh tiến độ giao vắcxin ngừa Covid-19 vốn đang đứng trước việc bị trì hoãn. Bà Stella Kyriakides viết trên trang Twitter rằng: “Chúng tôi lấy làm tiếc về việc lịch trình giao hàng tiếp tục thiếu rõ ràng”, đồng thời lưu ý thêm rằng EU đang yêu cầu một kế hoạch rõ ràng từ AstraZeneca để cung cấp nhanh chóng các liều vắcxin mà khối cần dự trữ cho quý I/2021.

Trong khi đó, Ủy ban châu Âu cũng vừa đưa ra thông báo sẽ siết chặt xuất khẩu vắcxin Covid-19 trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm, các nhà sản xuất không giao đủ số lượng như đã cam kết. Theo tuyên bố mới, các nhà sản xuất vắcxin có trụ sở tại EU phải nộp hồ sơ chi tiết cho cơ quan chức năng sở tại trước khi xuất khẩu ra bên ngoài khối. Kế hoạch thắt chặt xuất khẩu này áp dụng với các loại vắcxin được mua trước đó theo thỏa thuận giữa các công ty dược phẩm và Ủy ban châu Âu. Ông Valdis Dombrovskis, Ủy viên Thương mại Liên minh châu Âu cho rằng: “Biện pháp này sẽ mang tới sự minh bạch hoàn toàn. Trong trường hợp cần thiết, cũng sẽ là công cụ đảm bảo việc bàn giao vắcxin cho EU”.

WHO kêu gọi không áp đặt biện pháp hạn chế

WHO cảnh báo, các hoạt động làm gián đoạn chuỗi cung ứng vắcxin toàn cầu sẽ làm chậm nỗ lực ngăn chặn đại dịch Covid-19. Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus khẳng định: “Nếu các quốc gia tích trữ vắcxin và không chia sẻ sẽ có ba vấn đề lớn. Thứ nhất, đó sẽ là một sự thất bại thảm hại về đạo đức. Thứ hai, sẽ khiến đại dịch tiếp tục bùng phát. Và điều thứ 3 là kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi rất chậm. Ông bày tỏ hy vọng chính phủ các nước, các khu vực và các tổ chức sẽ chọn những điều đúng đắn.

Bà Mariangela Simao, Trợ lý Tổng Giám đốc WHO cho biết, bảo vệ an toàn cho người dân trên toàn thế giới là ưu tiên hàng đầu và cũng là những thách thức mà tổ chức này phải đối mặt. Sẽ không hữu ích nếu bất kỳ quốc gia nào ở giai đoạn này cấm xuất khẩu hoặc thiết lập các rào cản nhằm hạn chế xuất khẩu vắcxin cũng như các hoạt chất khác. Đây là xu hướng sai lầm.

Cảnh báo của WHO đưa ra sau khi Ủy ban châu Âu đã công bố biện pháp nhằm tiến tới giám sát và trong một số trường hợp có thể cấm xuất khẩu vắcxin ngừa Covid-19 tại các nhà máy sản xuất đặt tại các nước thành viên EU, trong bối cảnh căng thẳng giữa khối này và hãng dược phẩm AstraZeneca gia tăng liên quan đến vấn đề giao nhận vắcxin. Biện pháp của EU chỉ có hiệu lực với các nhà máy sản xuất vắcxin ngừa Covid-19 nằm trong các hợp đồng mua bán đã ký giữa các hãng dược phẩm và Ủy ban châu Âu.

Các biện pháp kiểm soát vắcxin ngừa Covid-19 của EU được cho là sẽ ảnh hưởng đến khoảng 100 quốc gia trên toàn thế giới.

 HOÀNG ANH

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top