Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

28 Tháng Ba 2024

Đề xuất quy định Facebook, Google cho phép livestream có điều kiện

Thứ Bảy 10/07/2021 | 16:34 GMT+7

VHO- Các mạng xã hội xuyên biên giới chỉ cho phép các kênh/tài khoản đã thông báo với Bộ Thông tin và Truyền thông mới được cung cấp dịch vụ phát trực tuyến (livestream) và dịch vụ có phát sinh doanh thu.

Ảnh minh hoạ

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa trình dự thảo Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15.7.2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 1.3.2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15.7.2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

Cụ thể, theo đề xuất của Bộ, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin xuyên biên giới phải tuân thủ quy định pháp luật; tuân thủ những quy định chuyên ngành khi cung cấp dịch vụ tại Việt Nam như: Mạng xã hội, cung cấp trò chơi điện tử trên mạng, kho ứng dụng…

Cơ quan quản lý có thẩm quyền của Việt Nam có quyền thực thi biện pháp ngăn chặn trong các trường hợp dịch vụ xuyên biên giới cung cấp thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam hoặc không hợp tác để ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm.

Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đề xuất các trang web/ứng dụng cung cấp dịch vụ nội dung có từ 100 ngàn lượng người truy cập thường xuyên một tháng phải thông báo/xác nhận thông báo hoạt động với Bộ và phối hợp xử lý thông tin vi phạm theo quy trình.

Các dịch vụ xuyên biên giới cũng phải thực hiện quy trình ngăn chặn, gỡ bỏ dịch vụ, thông tin vi phạm trong vòng 24 giờ khi có yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền Việt Nam. Các doanh nghiệp viễn thông thực hiện biện pháp kỹ thuật cần thiết nhằm ngăn chặn nội dung vi phạm cung cấp tới người sử dụng tại Việt Nam.

Người sử dụng mạng xã hội có quyền thông báo vi phạm yêu cầu doanh nghiệp cung cấp xuyên biên giới xử lý. Người dùng thông báo cho Bộ về những vi phạm nội dung trên các website cung cấp dịch vụ xuyên biên giới cho người sử dụng tại Việt Nam và khởi kiện nếu doanh nghiệp cung cấp xuyên biên giới gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm xác định nội dung vi phạm thuộc phạm vi, chuyên ngành quản lý và chuyển Bộ Thông tin và Truyền thông là đầu mối yêu cầu các doanh nghiệp xuyên biên giới xử lý, gỡ bỏ thông tin vi phạm.

Ngoài ra, Bộ cũng đề xuất bổ sung thêm trách nhiệm của mạng xã hội xuyên biên giới tại Việt Nam như: Phải có bộ phận chuyên trách tiếp nhận/giải quyết khiếu nại từ người sử dụng. Tạm khóa/xóa các nội dung trong vòng 24 giờ khi có khiếu nại chính đáng từ cá nhân/tổ chức bị ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp khi nhận được yêu cầu. Tuân thủ quy định về bản quyền với báo chí khi đăng, phát những tác phẩm báo chí của các cơ quan báo chí Việt Nam.

Mạng xã hội xuyên biên giới phải yêu cầu các kênh/tài khoản tại Việt Nam có lượng người sử dụng theo dõi/đăng ký từ 10 ngàn người trở lên thực hiện thông báo thông tin liên hệ với Bộ. 

Các mạng xã hội xuyên biên giới chỉ cho phép các kênh/tài khoản đã thông báo với Bộ Thông tin và Truyền thông mới được cung cấp dịch vụ phát trực tuyến (livestream) và dịch vụ có phát sinh doanh thu.

Các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cho thuê chỗ lưu trữ dữ liệu có trách nhiệm thực hiện biện pháp ngăn chặn các nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam khi tự phát hiện hoặc theo yêu cầu của Bộ trong thời gian 3 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu.

Trước đó ngày 17.6, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Quyết định số 874/QĐ-BTTTT về việc ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội.

Bộ Quy tắc được ban hành nhằm tạo điều kiện lành mạnh mạng xã hội tại Việt Nam, đảm bảo quyền tự do cá nhân, quyền tự do kinh doanh, không phân biệt đối xử nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước, phù hợp với chuẩn mực, thông lệ và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

Cũng theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến hết tháng 6.2021, mạng xã hội Facebook có khoảng 65 triệu thành viên Việt Nam, YouTube có khoảng 60 triệu và TikTok khoảng 20 triệu thành viên.

TTXVN

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top