Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

29 Tháng Ba 2024

Gặp khó đã có “Siêu thị 0 đồng”

Thứ Hai 12/07/2021 | 11:23 GMT+7

VHO_ Giúp người lao động vơi bớt những khó khăn, nhọc nhằn do bệnh dịch, mô hình “Siêu thị 0 đồng” do Thành đoàn TP Đà Nẵng phối hợp cùng Hội Liên hiệp phụ nữ TP Đà Nẵng đã được xây dựng. Hoạt động tình nghĩa này không chỉ là sự giúp đỡ về vật chất mà còn khiến những người lao động cảm thấy được chia sẻ, ấm lòng.

Tình nguyện viên sắp hàng lên kệ siêu thị 0 đồng phục vụ người có hoàn cảnh khó khăn

 Từ ngày 8 - 10.7, khoảng 300 hộ gia đình đã được mua hàng hóa miễn phí và trợ giúp tới tận nhà nhờ Siêu thị 0 đồng. Đối tượng được hưởng hỗ trợ của Siêu thị này là người nghèo, người lao động chịu ảnh hưởng do dịch bệnh. Sáng nào cũng vậy, các tình nguyện viên có mặt rất sớm để sắp xếp thực phẩm lên kệ. Siêu thị có đầy đủ các loại nhu yếu phẩm như đường, sữa, gạo, trứng, dầu ăn, nước mắm, hạt nêm… Mỗi ngày Thành đoàn bố trí khoảng 50 lượt người dân vào mua sắm, phân chia theo quận, huyện. Vào Siêu thị 0 đồng, mỗi hộ gia đình nhận được một phiếu mua hàng, mỗi phiếu trị giá 200 ngàn đồng. Thực hiện đúng khuyến cáo phòng chống dịch, “khách hàng” được kiểm tra thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn, mỗi lượt vào mua chỉ có 3 người đảm bảo dãn cách. Màu áo xanh của các tình nguyện viên luôn túc trực để hỗ trợ người dân trong quá trình lựa chọn hàng hóa, vật phẩm.

Tay xách chiếc giỏ nhựa, ông Phan Thanh Giản (P.Chính Gián, Q. Thanh Khê) đang tìm đường, muối và những gia vị nấu bếp. Ông Giản năm nay đã 72 tuổi, ở cùng gia đình người con trai, con dâu đang nuôi 2 con nhỏ, con trai chạy xe ôm là lao động chính trong nhà, đời sống khó khăn thiếu thốn. “Nay con trai tôi chở tới đây rồi vội vàng đi làm. Tôi tính mua đường, bột ngọt, nước mắm và những gia vị cần thiết để nấu nướng, cũng dùng được vài ngày chứ không ít. Gia đình không có tiền nên một miếng khi đói bằng một gói khi no, xã hội hỗ trợ được phần nào thì người dân đều trân trọng và cảm ơn lắm!”, ông Giản run run chia sẻ. Bà Lê Thị Hải Bắc (P. Hòa Thuận Tây, Q. Hải Châu) hằng ngày đi nhặt phế liệu, ve chai kiếm sống, bà không phải cưu mang con cháu vì những đứa con ở xa, nhưng nhiều năm nay bà cũng có bệnh đau chân thường xuyên không thể chữa khỏi. Hôm nay là ngày “đi chợ” nhưng bệnh đau chân của bà lại tái phát, may mà có tình nguyện viên của phường tới chở đi và giúp đỡ trong suốt quá trình tìm hàng hóa nên bà cảm thấy rất phấn khởi.

Theo anh Nguyễn Mạnh Dũng, Bí thư Thành đoàn Đà Nẵng, đối với các trường hợp già yếu, bất tiện trong việc di chuyển, đi lại, tình nguyện viên của phường sẽ trực tiếp liên hệ tận gia đình và lên danh sách giúp đỡ, liệt kê những vật phẩm cần mua, đến nhận phiếu để đi lấy đồ giúp và lại mang đồ dùng về tới tận nhà cho người dân. Sự giúp đỡ có trách nhiệm ấy đã khiến hoạt động của Siêu thị 0 đồng càng trở nên ý nghĩa và nhân văn, nhận được nhiều tình cảm và sự tin tưởng của người lao động nghèo. Mô hình mang thông điệp ý nghĩa về sự lan tỏa sẻ chia, đồng thời qua đó kêu gọi sự giúp sức chung tay của những nhà hảo tâm dành cho người lao động, người nghèo đang lâm vào cảnh khó do đại dịch. n

 Từ ngày 8 - 10.7, khoảng 300 hộ gia đình đã được mua hàng hóa miễn phí và trợ giúp tới tận nhà nhờ Siêu thị 0 đồng. Đối tượng được hưởng hỗ trợ của Siêu thị này là người nghèo, người lao động chịu ảnh hưởng do dịch bệnh. Sáng nào cũng vậy, các tình nguyện viên có mặt rất sớm để sắp xếp thực phẩm lên kệ. Siêu thị có đầy đủ các loại nhu yếu phẩm như đường, sữa, gạo, trứng, dầu ăn, nước mắm, hạt nêm… Mỗi ngày Thành đoàn bố trí khoảng 50 lượt người dân vào mua sắm, phân chia theo quận, huyện. Vào Siêu thị 0 đồng, mỗi hộ gia đình nhận được một phiếu mua hàng, mỗi phiếu trị giá 200 ngàn đồng. Thực hiện đúng khuyến cáo phòng chống dịch, “khách hàng” được kiểm tra thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn, mỗi lượt vào mua chỉ có 3 người đảm bảo dãn cách. Màu áo xanh của các tình nguyện viên luôn túc trực để hỗ trợ người dân trong quá trình lựa chọn hàng hóa, vật phẩm.

Tay xách chiếc giỏ nhựa, ông Phan Thanh Giản (P.Chính Gián, Q. Thanh Khê) đang tìm đường, muối và những gia vị nấu bếp. Ông Giản năm nay đã 72 tuổi, ở cùng gia đình người con trai, con dâu đang nuôi 2 con nhỏ, con trai chạy xe ôm là lao động chính trong nhà, đời sống khó khăn thiếu thốn. “Nay con trai tôi chở tới đây rồi vội vàng đi làm. Tôi tính mua đường, bột ngọt, nước mắm và những gia vị cần thiết để nấu nướng, cũng dùng được vài ngày chứ không ít. Gia đình không có tiền nên một miếng khi đói bằng một gói khi no, xã hội hỗ trợ được phần nào thì người dân đều trân trọng và cảm ơn lắm!”, ông Giản run run chia sẻ. Bà Lê Thị Hải Bắc (P. Hòa Thuận Tây, Q. Hải Châu) hằng ngày đi nhặt phế liệu, ve chai kiếm sống, bà không phải cưu mang con cháu vì những đứa con ở xa, nhưng nhiều năm nay bà cũng có bệnh đau chân thường xuyên không thể chữa khỏi. Hôm nay là ngày “đi chợ” nhưng bệnh đau chân của bà lại tái phát, may mà có tình nguyện viên của phường tới chở đi và giúp đỡ trong suốt quá trình tìm hàng hóa nên bà cảm thấy rất phấn khởi.

Theo anh Nguyễn Mạnh Dũng, Bí thư Thành đoàn Đà Nẵng, đối với các trường hợp già yếu, bất tiện trong việc di chuyển, đi lại, tình nguyện viên của phường sẽ trực tiếp liên hệ tận gia đình và lên danh sách giúp đỡ, liệt kê những vật phẩm cần mua, đến nhận phiếu để đi lấy đồ giúp và lại mang đồ dùng về tới tận nhà cho người dân. Sự giúp đỡ có trách nhiệm ấy đã khiến hoạt động của Siêu thị 0 đồng càng trở nên ý nghĩa và nhân văn, nhận được nhiều tình cảm và sự tin tưởng của người lao động nghèo. Mô hình mang thông điệp ý nghĩa về sự lan tỏa sẻ chia, đồng thời qua đó kêu gọi sự giúp sức chung tay của những nhà hảo tâm dành cho người lao động, người nghèo đang lâm vào cảnh khó do đại dịch. 

 MINH CHÂU

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top