Dự thảo Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật: Sự "răn đe" cần thiết cho những ai muốn lệch chuẩn

VHO- Góp ý cho dự thảo Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, bên cạnh những ý kiến đồng thuận với việc cần thiết ban hành quy tắc này, nhiều nghệ sĩ cũng có những trao đổi thẳng thắn, chân thành.

Đáng chú ý, nhiều ý kiến đề nghị nên có nội dung quy định mang tính bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người nghệ sĩ, tuyên dương những nghệ sĩ có đóng góp tích cực cho cộng đồng…

Quy tc ng x cn đưa vào các trưng đào to v VHNT

Dự thảo Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật: Sự

Tôi rất đồng tình việc xây dựng Quy tắc ứng xử dành cho nghệ sĩ và cần thiết ban hành sớm, nhất là trong thời gian vừa qua có những ồn ào không hay trong giới nghệ sĩ. Có thể nói Quy tắc này là một trong những biện pháp hữu hiệu, là cơ sở để nghệ sĩ nhìn lại mình, có thái độ đúng mực hơn trong ứng xử. Việc ra đời của Bộ quy tắc sẽ tiếp tục khẳng định vai trò của văn hóa nghệ thuật trong đời sống, đặc biệt là nghệ sĩ cần có những quy tắc này để bám vào, như thế sẽ thuận lợi cho nghệ sĩ. Tự bản thân mỗi nghệ sĩ cũng có thể đánh giá được, dựa trên Bộ quy tắc này về hành vi ứng xử của mình trong quá trình hoạt động nghệ thuật, họ có thể kiểm định lại trong nhiều cách thể hiện, từ đó có sức lan tỏa đối với các thế hệ tiếp theo.

Hiện trong các trường đào tạo văn hóa - nghệ thuật đều có nội quy liên quan đến vấn đề đạo đức, lối sống dành cho người học, cho nên theo tôi, Quy tắc cần có điểm nhấn buộc người ta phải đọc, nghiên cứu và phải thấy được ý nghĩa của nó, phải cảm được những nội dung cốt lõi trong các quy định để từ đó thấy tự hào hơn khi biết rằng có một Quy tắc ứng xử dành riêng cho giới nghệ sĩ… Vì thế tôi cho rằng ban soạn thảo có thể nghiên cứu thêm câu từ, văn phong để Quy tắc gây ấn tượng hơn, ngắn gọn hơn và bất cứ ai làm nghệ thuật cũng phải thuộc, phải nhớ được, thậm chí mang tính bắt buộc hơn… Quy tắc ứng xử này rất cần đưa vào các trường đào tạo về văn hóa - nghệ thuật, chính cơ sở đào tạo sẽ phổ biến, lan tỏa để các em nắm bắt được điều này, để khi các em bước ra đời lập nghiệp, hành nghề có được sự định hướng.

Cùng với đó, Quy tắc cũng cần được phổ biến trong các đơn vị hoạt động văn hóa nghệ thuật khác như nhà hát, đoàn ca múa, trung tâm văn hóa, câu lạc bộ nghệ thuật, nhà thiếu nhi, nhà văn hóa,… phổ biến từ văn nghệ phong trào đến hoạt động chuyên nghiệp.

(NSND HÀ THẾ DŨNG)

Mun có mt nn ngh thut tt đp hơn, ngh sĩ cn ng x văn minh hơn

Dự thảo Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật: Sự

Nghệ sĩ có nhiều người hâm mộ nên thường được công chúng quan tâm đến từng hành vi, cách ứng xử của nghệ sĩ cũng là lẽ đương nhiên. Bởi vậy, Bộ quy tắc ứng xử sắp được ban hành là điều rất cần thiết. Tuy nhiên tôi cũng cho rằng, đôi khi dư luận có cái nhìn quá khắt khe với nghệ sĩ, buộc anh phải thế này, chị phải thế kia… nhưng họ cũng là người bình thường, khi đã bước ra khỏi sân khấu hay bộ phim thì họ cũng như bao công dân khác, vẫn có quyền và nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật. Do đó nếu nghệ sĩ làm sai, có hành vi thiếu chuẩn mực, phát ngôn bừa bãi… đều phải chịu trách nhiệm như một công dân bình thường.

Ý thức con người bao gồm cả nghệ sĩ cần phải trải qua một quá trình, được nuôi dưỡng và thẩm thấu hằng ngày từ môi trường gia đình, nhà trường, xã hội, nên với Bộ quy tắc ứng xử, tôi nghĩ sẽ góp phần nhắc nhở nghệ sĩ là chính, vì những quy định mang tính pháp lý thì đã được ban hành trong các luật, nghị định,… liên quan đến lĩnh vực này rồi. Với người nghệ sĩ, “bản án” hay danh hiệu lớn nhất đến từ khán giả. Nếu anh muốn được công chúng yêu thương thì tự cách hành xử của anh sẽ quyết định tất cả. Tôi nghĩ rằng nghệ thuật là một ngành tổng hợp, sẽ rất khó để có Bộ quy tắc chung, cho nên mỗi nghệ sĩ nên cần biết chọn điều tốt để làm, điều tích cực để lan tỏa. Hiểu được điều này người nghệ sĩ sẽ tự có trách nhiệm, xây dựng ý thức, sống đúng pháp luật, làm điều tốt với cộng đồng, chỉ cần được như vậy thôi thì anh đã trở thành người tốt rồi.

Chúng ta đang mong muốn có một nền nghệ thuật tốt đẹp hơn thì nghệ sĩ cần hành xử văn minh hơn. Tôi cũng phân vân đối với những người không làm nghệ thuật nhưng lại có một lượng người hâm mộ lớn, có hành động lệch chuẩn thì có nên đưa vào Quy tắc này không?

(Diễn viên HỒNG ÁNH)

Thêm đnh hưng, soi chiếu mình...

Dự thảo Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật: Sự

Tôi nghĩ Quy tắc ứng xử này đã tập hợp những điều tất cả chúng ta đã được học từ gia đình, nhà trường từ lúc nhỏ. Do đó nghệ sĩ chúng tôi cứ làm đúng trách nhiệm của mình với gia đình, xã hội, với truyền thống của người Việt Nam là coi như đã thực hiện tốt Quy tắc ứng xử. Bản thân tôi, từ xưa tới nay chưa từng nghĩ mình là nghệ sĩ, chỉ nghĩ đơn giản mình là công dân bình thường, tuân thủ pháp luật và sống có trách nhiệm với mọi người là được.

Đã là công dân thì ai cũng bị ràng buộc bởi những quy định pháp luật và sống đúng đắn với lương tâm… Cho nên tôi cho rằng Quy tắc ứng xử dành cho nghệ sĩ ra đời thì tốt thêm thôi, nghệ sĩ đừng quá nặng nề với Quy tắc này, vì Quy tắc sẽ không làm hạn chế hoạt động của nghệ sĩ. Trong trường nghệ thuật chúng tôi học trước đây cũng đã có bộ môn đạo đức diễn viên, nếu các bạn được học trong trường ra thì chắc chắn đã học bộ môn này, cũng với những nội dung tương tự như vậy, còn nếu không, Quy tắc sẽ giúp các bạn có thêm những định hướng, soi chiếu lại mình tốt hơn…

(Diễn viên QUYỀN LINH)

Quy tc giúp đnh hưng cho ngh

Dự thảo Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật: Sự

Văn hóa - văn nghệ luôn là một mặt trận. Trên mặt trận không tiếng súng nhưng vẫn nóng bỏng này, nghệ sĩ chính là những người chiến sĩ kiên trung, dũng cảm, tài ba như Bác Hồ đã dạy. Và nghệ thuật không đơn thuần hướng đến các hoạt động giải trí, mà còn phải hướng công chúng đến giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Chính vì vậy, khi đã khoác lên mình danh xưng nghệ sĩ thì bắt buộc người làm nghệ thuật phải có những hành vi đúng đắn, chuẩn mực, suy nghĩ cẩn trọng, chia sẻ có trách nhiệm trong hoạt động nghệ thuật, lẫn tương tác trên mạng xã hội và đời thường, bởi chỉ cần một sơ suất nhỏ là cả cộng đồng sẽ nhìn thấy, chỉ cần cái sai nhỏ sẽ ảnh hưởng rất nhiều người. Có thể thấy, Quy tắc không mang tính chế tài nhưng qua đó giúp đánh giá hành vi đạo đức ở mỗi người, từ đó xác định uy tín nghề nghiệp và thương hiệu cá nhân, đồng thời giúp hình thành công cụ định hướng cho dư luận xã hội về hành vi của nghệ sĩ.

Theo tôi, Quy tắc ứng xử mà Bộ VHTTDL đang lấy ý kiến góp ý là rất cần thiết và đáng lý ra phải có sớm hơn. Như câu chuyện gần đây, nhiều nghệ sĩ “gật đầu” vì cát xê thương hiệu đưa ra khi được mời quảng cáo khá cao, nên họ bất chấp nói theo ý của nhà sản xuất. Trong khi đó, sức ảnh hưởng lớn của họ sẽ khiến nhiều người tin dùng và sử dụng sản phẩm theo lời quảng cáo, nếu chẳng may sản phẩm đó có vấn đề thì sẽ mang đến những hậu quả không lường trước được đối với công chúng. Trong khi đó, dự thảo Quy tắc yêu cầu nghệ sĩ “Khi tham gia các hoạt động quảng cáo: Trung thực, chính xác, rõ ràng về công dụng, tính năng của sản phẩm, hàng hóa đúng quy định, đặc biệt là sản phẩm trong lĩnh vực y tế, giáo dục và môi trường”.

Quy tắc ứng xử này sẽ như một rào chắn an toàn dành cho nghệ sĩ, dù bản chất nó không mang tính bắt buộc và cũng không có chế tài, nhưng nó có thể tạo ra được ý thức và nhận thức của người nghệ sĩ. Tôi hy vọng, Quy tắc này sẽ là kim chỉ nam cho nghệ sĩ soi chiếu, để từ đó họ hiểu rõ vai trò trách nhiệm của mình, ứng xử văn hóa hơn, mang lại nhiều điều tốt đẹp cho cuộc sống.

(NSƯT TUYẾT MAI)

Quy tc ng x đ răn đe nhng cá nhân mun vưt khi phm vi tiêu chun

Dự thảo Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật: Sự

Tôi thấy Quy tắc ứng xử ra đời là hợp lý, đáng lẽ phải ban hành sớm hơn. Theo quan điểm của tôi, nghệ thuật là phải đẹp, và những người làm nghệ thuật là những người có trách nhiệm tôn vinh cái đẹp, truyền bá cái đẹp, những điều tích cực, nhân văn đến với mọi người, lưu giữ những giá trị và thẩm mỹ qua những tác phẩm sáng tạo của mình. Vì thế người nghệ sĩ, người hoạt động nghệ thuật phải có quan điểm, tư tưởng, hành vi, lời nói, lối sống, cách cư xử... dựa trên tiêu chuẩn đạo đức xã hội và tiêu chuẩn của cái đẹp: Sống đẹp, nói đẹp, viết đẹp...

Mỗi người nghệ sĩ có thể hoàn toàn tự do thể hiện cá tính riêng, ngôn ngữ riêng, sáng tạo riêng, trong đời sống, trong giao tiếp, trong sáng tạo nghệ thuật, nhưng không được vượt quá giới hạn của pháp luật, của đạo đức xã hội, không được tuyên truyền ngôn từ xấu xa thô tục, quan điểm sai lệch, tiêu cực, phản xã hội. Và nên có Quy tắc ứng xử để răn đe những cá nhân muốn vượt khỏi phạm vi tiêu chuẩn, để giữ được hình ảnh đẹp của nghệ sĩ trong lòng công chúng. Nếu muốn cư xử thô thiển, tự do viết, hát ca từ tục tĩu, tự do chửi thề với đồng nghiệp, khán giả, nêu quan điểm lệch lạc với xã hội thì hãy làm một người thường viết nhạc, đừng làm nghệ sĩ.

Tôi cũng mong muốn khi đã có Quy tắc ứng xử, nghĩa là có yêu cầu về tác phong của nghệ sĩ, nghĩa là ai làm đúng thì nên được tuyên dương, khen thưởng và phải được bảo vệ mỗi khi có vấn đề hay bị sỉ nhục bôi nhọ, chứ không thể để một số người cứ mặc nhiên bêu xấu nghệ sĩ lâu nay mà không thấy các cơ quan chức năng bảo vệ họ. Điều này khiến nghệ sĩ cảm thấy bị lạc lõng, bỏ rơi.

(Nhạc sĩ NGUYỄN VĂN CHUNG)

 

 THÙY TRANG - HỒNG HẠNH (thực hiện)

Ý kiến bạn đọc