Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Việt Nam trong tầm ngắm tấn công mạng

Thứ Hai 06/05/2019 | 10:09 GMT+7

VHO- Đó là nhận định của các chuyên gia an ninh mạng được đưa tại Hội thảo “Bảo vệ mạng và dữ liệu khỏi các cuộc tấn công DDoS nhằm vào các tổ chức, doanh nghiệp” do Cục An toàn thông tin, ICTnews (Bộ TT&TT) và một số đơn vị khác đồng tổ chức tại Hà Nội.

 Việt Nam đứng thứ 6 toàn cầu về nguồn tấn công mạng

Theo đại diện nhà cung cấp dịch vụ an ninh mạng Nexusguard, Việt Nam đứng vị trí thứ 6 trên toàn cầu về nguồn tấn công DDoS (từ chối dịch vụ) trên toàn cầu, sau Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Nga và Brazil. Thống kê quý IV/2018 cho thấy, Việt Nam và Brazil chiếm tỷ trọng nguồn tấn công DDoS bằng nhau trong quý với tỷ lệ 3,53%. Việt Nam cũng đứng vị trí thứ 2 trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương về nguồn tấn công DDoS với tỷ lệ 9,52% (sau Trung Quốc). Đầu năm 2019, xu thế tấn công DDoS đã và đang gia tăng mạnh và trở nên phức tạp hơn. Trong quý I/2019, Việt Nam đứng thứ tư thế giới và đứng đầu khu vực Đông Nam Á về nguồn tấn công DDoS.

Toàn cảnh hội thảo

Ông Trịnh Hoài Nam, Trưởng phòng An ninh mạng hạ tầng (Công ty an ninh mạng Viettel) cho rằng, Việt Nam nằm trong top các quốc gia bị tấn công vì chúng ta đang ở trong xu thế bùng nổ IoT (internet kết nối vạn vật), mọi thiết bị đều kết nối mạng. Đây là một trong những nguyên nhân khiến các cuộc tấn công gia tăng. Cụ thể, các chuyên gia nhận định, tấn công DDoS hiện nay không còn đơn giản như cách đây 10 năm, mà thường khởi phát từ rất nhiều nguồn và trở thành những cuộc tấn công mạng vô cùng nghiêm trọng vào các hệ thống thông tin. Theo đó, về quy mô, tính từ thời điểm năm 2008 đến nay, các cuộc tấn công DDoS đã lớn hơn rất nhiều, gấp tới hơn 300 lần và được dự báo sẽ tiếp tục mở rộng hơn nữa trong thời gian tới.

Về thời lượng tấn công, thời điểm năm 2008, các cuộc tấn công DDoS có thời lượng tương đối ngắn, để hiệu quả thì chỉ khoảng 6-8 giờ. Nhưng đến nay, thời lượng tấn công đã dài hơn rất nhiều, thậm chí có thể kéo dài tới 19 ngày theo số liệu thống kê năm 2018. Cùng với sự gia tăng mạnh mẽ về quy mô, thời lượng và tần suất tấn công, sau 10 năm, tấn công DDoS cũng đã có sự thay đổi mạnh mẽ về phương thức, mức độ phức tạp của các cuộc tấn công không ngừng tăng, với số lượng vector tấn công (các con đường tấn công vào 1 đối tượng) cũng có sự thay đổi đáng kể. Hậu quả của hình thức tấn công này vô cùng lớn, không chỉ ảnh hưởng tới mạng lưới của nhà cung cấp dịch vụ mà còn ảnh hưởng tới các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp và các cơ quan báo chí trên mạng lưới này, gây ra việc chậm trễ trong tiếp cận dịch vụ và có thể làm cho mạng lưới bị sập.

Các nhà mạng là mục tiêu tấn công mạng

Chỉ trong thời gian ngắn là 3 tháng đầu năm 2019, đã có tới trên 100.000 cuộc tấn công đơn lẻ hướng tới các nhà cung cấp dịch vụ mạng, trong đó các cuộc tấn công chủ yếu xảy ra trong tháng 3.2019 với khoảng gần 60.000 cuộc. Trước đó, trong quý 3 năm 2018, đã xuất hiện nhiều hình thức tấn công DDoS vô cùng tinh vi nhắm vào các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông (CSP) bao gồm các nhà mạng viễn thông, công ty cung cấp dịch vụ internet và trung tâm dữ liệu. Cụ thể, các nhà cung cấp dịch vụ bị tấn công DDoS nhiều nhất trong quý I năm nay lần lượt là VNPT, Viettel, FPT, Vietnamobile, Viettel-CHT Company Ltd, Superdata, Online Data Services, Saigon Tourist…

Trong bối cảnh đó, các chuyên gia an ninh mạng khuyến nghị, để phòng chống các cuộc tấn công DDoS đang không ngừng gia tăng cả về quy mô, thời lượng cũng như mức độ phức tạp, các tổ chức, doanh nghiệp cần phải hướng đến một chiến lược phòng hộ, bảo vệ một cách toàn diện, sâu rộng để có thể cải thiện, chứ không thể có một giải pháp đơn lẻ. Theo chia sẻ của đại diện Công ty an ninh mạng Viettel, trước các cuộc tấn công mạng đang xảy ra ngày càng nhiều, nhà mạng này đã sớm xây dựng giải pháp riêng chống DDoS để bảo vệ được hạ tầng và các khách hàng sử dụng dịch vụ. Theo đó, Viettel không chỉ cung cấp dịch vụ ở Việt Nam mà còn cung cấp dịch vụ ở một số nước khác trên thế giới và liên tục phải đối mặt với nhiều cuộc tấn công DDoS. Thậm chí, các cuộc tấn công này rất lớn và có thể ảnh hưởng đến cả hạ tầng và khách hàng. Do đó, Viettel đã sớm xây dựng giải pháp để chống DDoS riêng. Đại diện Viettel cho biết, khi cuộc tấn công mã độc bùng nổ trên toàn thế giới, Viettel đã theo dõi sát cuộc tấn công. Các hệ thống bảo mật được Viettel chủ động xây dựng trước đó, đã bảo vệ được hạ tầng mạng và khách hàng của Viettel.

Về giải pháp tổng thể chống tấn công mạng, ông Nguyễn Huy Dũng, quyền Cục trưởng Cục An toàn Thông tin (Bộ TT&TT) cho biết, số liệu thống kê từ Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia cho thấy, từ giữa năm 2018 cho đến hết quý I/2019, khi các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh mạng được quyết liệt triển khai, số lượng các cuộc tấn công mạng dẫn đến sự cố đã giảm so với giai đoạn trước. Đặc biệt số cuộc tấn công mạng nhằm vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam và số địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng máy tính ma đã tiếp tục giảm mạnh trong quý 1/2019. “Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ TT&TT là hoàn thành xây dựng Chiến lược an toàn, an ninh mạng Việt Nam đến năm 2021, định hướng đến năm 2025 và Đề án xây dựng Trung tâm an toàn, an ninh mạng ASEAN. Năm 2019, Bộ TT&TT đã xác định rõ mục tiêu là tạo ra được thị trường an toàn, an ninh mạng; phát triển các doanh nghiệp an ninh mạng Việt Nam đảm bảo an toàn hệ thống thông tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước. Việt Nam trở thành trung tâm an ninh mạng của ASEAN”, ông Dũng nói. 

QUỐC HÙNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top