Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Công tác quản lý xuất khẩu lao động còn nhiều hạn chế

Thứ Hai 04/11/2019 | 17:04 GMT+7

VHO-Gửi lời chia buồn đến gia đình nạn nhân vụ 39 người bị chết trong một chiếc container ở Anh vì xuất khẩu lao động "chui", đại biểu Nguyễn Văn Hiển (Lâm Đồng) nhận định rằng vụ việc này cho thấy công tác quản lý xuất khẩu lao động còn nhiều hạn chế, dẫn đến kẽ hở cho các đường dây đưa người lao động đi xuất khẩu trái phép.

“Vụ việc này cũng cho thấy hoạt động đào tạo lao động, cấp phép, cấp đổi giấy phép, hoạt động kinh doanh, xuất khẩu lao động còn nhiều bất cập trong khi nhu cầu xuất khẩu ở nhiều địa phương là quá lớn. Từ thực tế đó dẫn đến hệ luỵ xã hội tiêu cực, gây nhức nhối ở nhiều địa phương trong đó đã xuất hiện nhiều tổ chức, cá nhân lừa đảo, thừa cơ “đục nước béo cò” trong xuất khẩu lao động”, đại biểu Hiển nói.

Cũng theo vị đại biểu tỉnh Lâm Đồng này thì “cò” xuất khẩu lao động hoạt động ở nhiều nơi. Các tội phạm, đường dây đưa người ra nước ngoài trái phép có nhiều đất để sống. “Do vậy, tôi đề nghị các cơ quan chức năng quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động, chính quyền địa phương cần rà soát kỹ và có giải pháp đồng bộ trong công tác quản lý nhà nước về vấn đề xuất khẩu lao động, nhất là việc cấp phép, đào tạo, cung cấp đầy đủ thông tin cho người dân”, đại biểu Hiển đề nghị.

Ông Hiển cũng cho rằng bên cạnh đó, các cơ quan điều tra, hải quan cần tăng cường các biện pháp nghiệp vụ chặt chẽ với các cơ quan nước ngoài để phát hiện sớm; ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này.

Công tác tuyên truyền cũng cần đặc biệt chú ý để người dân hiểu rõ các hành vi đưa người ra nước ngoài bất hợp pháp là một trong những tội phạm hình sự đặc biệt nghiêm trọng. “Đừng để người dân coi các hành vi vi phạm như trên như là một hành vi bình thường trong xã hội để tiếp tay, tham gia và trở thành nạn nhân cho loại tội phạm này”, đại biểu Hiển bày tỏ.  

Đại biểu Nguyễn Văn Hiển gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân

Cũng đề cập đến vụ việc đau lòng này, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) cho rằng, vụ việc nêu trên xảy ra có nguyên nhân chủ yếu từ hành vi tổ chức, lôi kéo, dụ dỗ của những kẻ phạm tội, từ nhận thức không đúng đắn của các nạn nhân nhưng không thể không nói đến nguyên nhân từ những hạn chế trong thực hiện vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước.

“Vụ việc này gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác quản lý nhà nước. Chúng ta trong một số trường hợp còn chưa theo kịp, đi sau thực tiễn và chỉ khi tiêu cực xảy ra thì chúng ta mới bắt đầu tập trung, quan tâm hơn tới việc rà soát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, chấn chỉnh tình hình”, đại biểu Cường nói.

Ông cũng đề nghị Chính phủ, các cơ quan tư pháp trung ương làm rõ hơn về trách nhiệm quản lý nhà nước trong vụ việc và rút ra các bài học kinh nghiệm từ vụ việc này để kịp thời khắc phục những hạn chế, bất cập trong quản lý nhà nước.

“Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cấp chính quyền quan tâm lãnh đạo, tổ chức tốt công tác phòng, chống mua bán người bằng nhiều biện pháp đồng bộ về kinh tế, hành chính, pháp luật. Lồng ghép công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người với chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, tổ chức thực hiện hiệu quả công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, nhất là ở các địa bàn khó khăn, khu vực nông thôn”, đại biểu Cường đề nghị.

Trao đổi lại ý kiến của đại biểu Cường, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) bày tỏ, đây là một sự việc rất đau lòng, là một thảm họa nhân đạo gây chấn động dư luận quốc tế và trong nước trong thời gian vừa qua: “Tôi chia buồn sâu sắc đến các gia đình bị nạn. Theo tôi, vụ việc này xảy ra tại Anh, cho nên kết luận về tội danh gì do nước Anh kết luận, còn ở pháp luật Việt Nam của chúng ta thì hành vi này không phải là hành vi buôn người mà hành vi này là hành vi tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép được quy định tại Điều 349 của Bộ luật Hình sự. Hiện nay, Bộ Công an đã chỉ đạo”,

Cũng theo đại biểu Cầu, Công an tỉnh Nghệ An đã tiến hành khởi tố vụ án và đến hôm qua 3.11, đã bắt giữ 8 đối tượng có liên quan đến đường dây này. “Chúng tôi sẽ làm nghiêm và thực hiện theo đúng ý kiến chỉ đạo của Chính phủ và Quốc hội”, đại biểu Cầu khẳng định.

THU SÂM; ảnh: QUỐC HỘI

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top