Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Nhiều tấm bia, hình tượng người cổ của di tích quốc gia chùa Quan Thánh (Thanh Hóa) bị sơn lòe loẹt​​​​​​​: Đã lộ rõ “thủ phạm”

Thứ Hai 14/11/2022 | 10:13 GMT+7

VHO- Không những hàng loạt yếu tố gốc của di tích quốc gia chùa Quan Thánh đã và đang biến dạng nghiêm trọng sau khi bị sơn thiếp và khoan đục một cách không thương tiếc, nhiều diện tích đất của di tích quốc gia này cũng đã và đang bị lấn chiếm để sử dụng vào mục đích ở và kinh doanh sản xuất.

Ngày 13.11, tin từ UBND TP Thanh Hóa cho biết, đã nhận được báo cáo của UBND phường An Hưng về vụ việc chùa Quan Thánh (người dân còn gọi là chùa Tiên Sơn, hay Quan Lão) thuộc cụm di tích, danh thắng quốc gia núi An Hoạch (núi Nhồi) bị xâm hại do các yếu tố gốc tô sơn mới loè loẹt. Theo báo cáo, “thủ phạm” gây ra sự việc trên chính là người trông coi chùa, bà Lê Thị T (người địa phương). Bà T giải trình rằng thời gian trông coi chùa Quan Thánh, thấy các tấm bia, linh vật bị mốc đen nên đã thuê thợ về sơn vẽ lại với số tiền 8 triệu đồng. Toàn bộ chi phí đều do bà T tự bỏ ra.

Báo cáo của phường An Hưng nêu rõ tại chùa Quan Thánh có tổng 14 tấm bia ma nhai, trong đó có 9 tấm bia đã sơn trước năm 2013. Đến năm 2019, các tấm bia này và 4 tấm bia còn lại tiếp tục bị sơn. Chỉ còn một tấm bia không bị sơn, vẽ. Về tấm bia ma nhai bị khoan, đóng đinh sắt, bà T cho biết, khoảng tháng 7.2021, bà tự ý thuê thợ dựng thêm một cột bằng kim loại rồi khoan lỗ trên bia ma nhai để gia cố phần mái che đã có từ trước. Tất cả những việc làm của bà T đều tự ý, không xin phép, hay báo cáo với chính quyền địa phương và cơ quan chức năng. Nghiêm trọng hơn, theo báo cáo của UBND phường An Hưng, hiện nay có 8 hộ dân đang lấn chiếm đất của di tích quốc gia chùa Quan Thánh vào mục đích đất ở và sản xuất kinh doanh thời điểm từ khoảng năm 1992 - 1998 với tổng diện tích 1.786m2 (trong đó có 7 hộ chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với tổng diện tích 1.338m2, một trường hợp đã được UBND huyện Đông Sơn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1991 với tổng diện tích 448m2.

Từ báo cáo của UBND phường An Hưng, rõ ràng các sai phạm này đã xảy ra suốt thời gian dài, tuy nhiên khi có phản ánh của nhân dân thì chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng mới vào cuộc xử lý khi di tích quốc gia chùa Quan Thánh đã bị xâm hại nghiêm trọng. Dư luận và giới nghiên cứu lịch sử, văn hóa đang quan tâm là, cơ quan chức năng sẽ làm gì để hàn gắn lại “vết thương” đã in hằn trên cơ thể của di tích quốc gia này và tổ chức, cá nhân sẽ phải chịu hình thức xử lý trách nhiệm như thế nào trong sai phạm nghiêm trọng này.

 NGUYỄN LINH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top