Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Văn hóa “nhường nhịn” trong kinh tế

Thứ Hai 28/11/2022 | 10:22 GMT+7

VHO- Người xưa có câu “một điều nhịn, chín điều lành”. Nhưng ngày nay, kinh tế thị trường lại có câu “thương trường như chiến trường”. Phải chăng văn hóa nhường nhịn không còn chỗ đứng trong kinh tế thị trường, hay có thể dung hòa? “Nhường nhịn”, theo từ điển tiếng Việt là “chịu nhịn, tự mình chịu phần kém...”. Nếu chỉ hiểu theo “nghĩa đen” thì dường như nó không tồn tại trong kinh tế thị trường cạnh tranh quyết liệt và trong nếp sống hối hả của các “siêu đô thị”.

 Tuy nhiên “nhường nhịn” còn có nghĩa rộng hơn là “hành vi và thái độ chia sẻ lợi ích vật chất và tinh thần với đối tác”, tức là sự “tương trợ và giúp đỡ” trong khả năng có thể và còn có nghĩa “giúp người là giúp mình”. “Cạnh tranh” theo từ điển tiếng Việt là”cố gắng giành phần hơn, phần thắng về mình…”. Như vậy, cạnh tranh có thể là “động lực phát triển”. Như cạnh tranh lành mạnh trong kinh tế và thể thao là cùng thắng (win-win ). Nhưng nếu là cạnh tranh không bình đẳng sẽ dẫn đến loại trừ lẫn nhau.

Nhường nhịn và cạnh tranh ở nơi công cộng luôn cùng tồn tại đan xen với nhau. Trong khi trên đường phố có những quán ăn, những bình trà đá miễn phí dành cho người nghèo, có người trẻ nhường chỗ cho người già trên xe bus, nhường đường đi cho người lớn tuổi… Nhưng cũng có những vụ hành hung bác sĩ, xúc phạm công an giao thông, chen ngang khi xếp hàng. Nhìn chung văn hóa nhường nhịn nơi công cộng được cải thiện dần nhưng không ổn định.

Nhường nhịn và cạnh tranh khi tham gia giao thông, nhìn từ một ngã tư kẹt xe giờ cao điểm thì hầu như không tìm thấy hành vi nhường nhịn. Tất cả đều phải thực hiện “điền vào chỗ trống” nếu không sẽ bị người sau thúc giục. Thậm chí dùng những lời khiếm nhã. Có lẽ trong những trường hợp đó, buộc người ta phải “gác lại văn hóa nhường nhịn” và chiếm lấy ngay khoảng trống phía trước. Dù chỉ vài chục centimét để thoát khỏi ùn tắc. Nhìn chung trong hành vi tham gia giao thông, những hành vi thiếu nhường nhịn như phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, chạy ngược chiều… có xu hướng ngày càng nhiều. Giải pháp hạn chế không chỉ bằng tuyên truyền vận động mà phải là chế tài bằng luật pháp nghiêm minh.

Nhường nhịn và cạnh tranh trong kinh doanh đối với doanh nhân, ai cũng thuộc câu “thương trường như chiến trường” nên trong chiến lược kinh doanh, lợi nhuận là trên hết, hầu như không có từ nhường nhịn. Tuy nhiên nếu hiểu theo nghĩa “giúp người là giúp mình” và “buôn có bạn bán có phường” thì trong cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh vẫn có yếu tố nhường nhịn như có những phố chuyên doanh. Tuy buôn bán một loại hàng hóa nhưng không xảy ra cạnh tranh số lượng khách hàng. Vì “trăm người bán, vạn người mua” nên sự hỗ trợ nhau là tạo ra sức thu hút khách hàng mạnh hơn nhiều so với kinh doanh ở khu vực riêng lẻ. Đối với các doanh nghiệp sản xuất cũng vậy, vừa cạnh tranh về chất lượng sản phẩm vừa hỗ trợ nhau về sản xuất nên cần có những hiệp hội ngành nghề. Như vậy, văn hóa nhường nhịn và cạnh tranh không đối lập nhau trong kinh tế thị trường, nếu đó là cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh.

Nhường nhịn và tranh chấp đất đai, gần như ở đâu có giải phóng mặt bằng ở đó có tranh chấp đất đai về giá cả đền bù và diện tích thu hồi. Việc này hầu như không có sự nhân nhượng vì “tấc đất tấc vàng” nên không ai muốn chịu thiệt. Thế nhưng ngược lại, trong phong trào xây dựng nông thôn mới, có những hộ nông dân tự nguyện “hiến” hàng trăm mét đất để làm đường giao thông nông thôn và xây trường học…Vì thế có câu nói đùa, hình như văn hóa nhường nhịn còn ở nông thôn vì khó xin được “hộ khẩu thành phố”?

Nhường nhịn và cạnh tranh quốc tế ở lĩnh vực địa chính trị, sự cạnh tranh rất quyết liệt giữa các cường quốc. Họ vạch ra các “lằn ranh đỏ”, đối với cạnh tranh chủ quyền quốc gia cũng vậy nên đã xảy ra nhiều cuộc xung đột vũ trang. Ở lĩnh vực kinh tế, có sự nhường nhịn do LHQ điều phối dưới hình thức viện trợ phát triển các nước nghèo, trong quan hệ song phương có hình thức viện trợ, hợp tác phát triển, xóa nợ… Tuy nhiên nhìn trên toàn cầu, yếu tố cạnh tranh vẫn nổi trội hơn do một số nước lớn dựa vào ưu thế sức mạnh và dùng công cụ tài chính để cạnh tranh không bình đẳng bằng cách áp đặt mức thuế quan, trừng phạt kinh tế, thanh toán tài chính… Trên lĩnh vực văn hóa, một số nước lớn cũng muốn áp đặt những giá trị của họ cho các quốc gia khác nhưng tính độc lập dân tộc của các nước nhỏ ngày càng được nâng cao nên vẫn giữ được bản sắc văn hóa của mình.

Xây dựng văn hóa nhường nhịn trong kinh tế thị trường chính là xây dựng văn hóa cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh. 

TS NGUYỄN HỮU NGUYÊN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top