Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Trưng bày 200 tư liệu quý kỷ niệm 70 năm Điện ảnh Cách mạng Việt Nam

Chủ Nhật 12/03/2023 | 12:01 GMT+7

VHO- Triển lãm “Dấu ấn 70 năm Điện ảnh Cách mạng Việt Nam” sẽ được Viện Phim Việt Nam khai mạc sáng 13.3 tại Rạp Ngọc Khánh (Hà Nội), giới thiệu hơn 200 hình ảnh về sự kiện, con người, tác phẩm điện ảnh tiêu biểu, góp phần phác họa nên diện mạo của nền điện ảnh nước nhà trong 70 năm qua (15.3.1953 – 15.3.2023).  Bộ phim truyện đầu tiên của nền điện ảnh Cách mạng Việt Nam- Chung một dòng sông cũng sẽ được trình chiếu sáng cùng ngày.

Ngày 15.3.1953 tại khu Đồi Cọ, Xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, Thái Nguyên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh thành lập “Doanh nghiệp Quốc Gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam”, khai sinh Điện ảnh Cách mạng Việt Nam. Trải qua những chặng đường xây dựng và phát triển, Điện ảnh Cách mạng Việt Nam đã đồng hành với từng giai đoạn lịch sử dân tộc, phản ánh chân thực và sinh động cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước của Nhân dân ta.

Trong dòng chảy hơn 70 năm, nhiều thế hệ nghệ sĩ đã góp phần làm nên thành công của những bộ phim về đề tài chiến tranh cách mạng, vừa mang giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật và thấm đẫm niềm tự hào dân tộc, vừa để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng công chúng. 

Với mong muốn giới thiệu những tư liệu điện ảnh tới các thế hệ khán giả thông qua các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày thành lập ngành Điện ảnh Cách mạng Việt Nam, nhằm khơi dậy truyền thống lịch sử, phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc; ghi nhận và khẳng định những giá trị, thành quả cách mạng của đất nước, trong đó có nền điện ảnh Việt Nam trong suốt những năm qua, Viện phim Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi nhân dịp kỷ niệm này.

Triển lãm “Dấu ấn 70 năm Điện ảnh Cách mạng Việt Nam” giới thiệu hơn 200 hình ảnh về những sự kiện, con người, tác phẩm điện ảnh tiêu biểu, góp phần phác họa nên diện mạo của nền điện ảnh nước nhà trong 70 năm qua, thông qua ba chủ đề cụ thể. Triển lãm góp phần quan trọng giúp người xem trong và ngoài ngành điện ảnh hiểu thêm về lịch sử ngành, những thành tựu, giải thưởng danh giá mà môn nghệ thuật thứ bảy đã đạt được và những đóng góp của các thệ hệ nghệ sĩ  đối với sự hình thành, phát triển của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam.

Hình ảnh trong phim Chung một dòng sông

 Chủ đề “Sự ra đời của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam” trưng bày nhiều tư liệu quý như các hình ảnh cơ sở, trang thiết bị, hoạt động sản xuất phim trong hai giai đoạn: Điện ảnh Bưng Biền và Điện ảnh Đồi Cọ; hình ảnh - Sắc lệnh 147/SL ngày 15.3.1953 thành lập ngành Điện ảnh Cách mạng Việt Nam và con dấu "DOANH NGHIỆP QUỐC GIA CHIẾU BÓNG VÀ CHỤP ẢNH VIỆT NAM".
Chủ đề  “Những tác phẩm tiêu biểu qua 22 kỳ Liên hoan Phim Việt Nam” giới thiệu hình ảnh các tác phẩm tiêu biểu được sản xuất trong ba giai đoạn: thời kỳ kháng chiến (1953 – 1975), thời kỳ thống nhất và xây dựng đất nước (1976 – 1985) và thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế (từ năm 1986 đến nay).

Phim Bao giờ cho đến tháng Mười

Chủ đề “Vinh danh nghệ sĩ điện ảnh” giới thiệu chân dung 75 nghệ sĩ điện ảnh được phong tặng danh hiệu NSND.
Triển lãm sẽ được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 13- 19.3.2023 (Rạp Ngọc Khánh, 523 Kim Mã, Ba Đình); tại TP. HCM từ ngày 23.3 đến 6.4.2023 (Trường Đại học Văn hóa (cơ sở 2), 288 Đỗ Xuân Hợp, Phước Long A, TP. Thủ Đức).

Phim truyện Mùa ổi

Những bộ phim tiêu biểu của nền điện ảnh cách mạng Việt  Nam sẽ được chiếu phục vụ khán giả trong dịp này, gồm: phim truyện Chung một dòng sông (chiếu ngày 13.3.2023); phim truyện Bao giờ cho đến tháng Mười (ngày 14.3.2023); phim truyện Mùa ổi (ngày 15.3.2023); phim truyện Đừng đốt (ngày 16.3.2023). Các bộ phim được chiếu vào 9h00 các ngày, tại Rạp Ngọc Khánh.

Phim truyện Đừng đốt

Ngoài ra, nhân dịp này Viện phim Việt Nam cũng tổ chức hoạt động giới thiệu sách: Áp phích phim điện ảnh Việt Nam theo dòng lịch sử (Tập 1: 1953 - 2000). Tập 1 giới thiệu hơn 200 áp phích ở các thể loại: phim truyện, phim tài liệu và phim hoạt hình được sản xuất từ năm 1953 đến năm 2000. Các Áp phích  được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau và hiện đang lưu trữ tại Viện Phim Việt Nam.

                     Áp phích phim truyện Lửa rừng, năm 1966

Áp phích phim không chỉ là những bức tranh đơn thuần, mà nó còn mang một đời sống nghệ thuật riêng, như những tác phẩm mỹ thuật. Đó chính là phương thức truyền tải đến người xem phim những thông tin cơ bản và đầy đủ về tinh thần của bộ phim, qua đó thể hiện sự tiêu biểu cho một giai đoạn điện ảnh, đồng thời nâng cao hiệu quả quảng bá, góp phần không nhỏ vào thành công của mỗi bộ phim khi công chiếu rộng rãi. Ban Biên soạn mong muốn qua cuốn sách này sẽ giới thiệu về lịch sử Điện ảnh Việt Nam từ một góc nhìn khác.

Áp phích phim hoạt hình Cây đa chú cuội, năm 1962

Cuốn sách cũng là lời tri ân tới những nghệ sĩ thầm lặng phía sau màn ảnh, ghi nhận đóng góp của các thế hệ họa sĩ thiết kế điện ảnh trong thành công của mỗi tác phẩm điện ảnh nói riêng cũng như sự phát triển của nền điện ảnh Cách mạng Việt Nam nói chung. Những áp phích này chưa thể nói là đầy đủ để phản ánh được một chặng đường dài phát triển của điện ảnh Việt Nam, nhưng sẽ là những miếng ghép giúp bạn đọc hình dung về con đường của điện ảnh Việt Nam một cách hoàn chỉnh hơn. 

PHƯƠNG ANH; ảnh: VIỆN PHIM VIỆT NAM cung cấp

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top