Chương trình mục tiêu về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam: Cần xem đây là “đại công trình”, tập trung mọi nguồn lực để thực hiện

VHO- Cuối tuần qua, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì Hội nghị trực tiếp và trực tuyến toàn quốc về Chương trình mục tiêu về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam với sự tham dự của Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng; lãnh đạo các Bộ, ngành, Ủy ban Văn hóa và Giáo dục của Quốc hội, lãnh đạo Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật Việt Nam, nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, văn học nghệ thuật…

Chương trình mục tiêu về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam: Cần xem đây là “đại công trình”, tập trung mọi nguồn lực để thực hiện - Anh 1

 Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng trình bày tại Hội nghị

 Đầu tư nguồn lực tương xứng cho công cuộc chấn hưng, phát triển văn hóa

Phát biểu khai mạc Hội nghị, PhóThủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hànhấn mạnh: Bên cạnh các vấn đềkinh tế, xãhội, môi trường,… thìphát triển văn hóa, con người Việt Nam lànội dung được nhấn mạnh trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; các nghị quyết, kết luận của Trung ương, BộChính trị, Ban Bí thư; ýkiến của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhànước.

“Để bảo đảm văn hóa phát triển cùng với kinh tế, xãhội, bảo vệmôi trường…, chúng ta cần xem xét lại quátrình bảo tồn, bảo vệ, phát triển, phát huy các giátrị, tầm quan trọng của văn hóa. Trong thời gian tới cần làm gìđể quan tâm thực chất, đúng mức, đúng tầm đối với văn hóa?”, PhóThủ tướng đặt vấn đề.

Theo PhóThủ tướng, xây dựng, phát triển văn hóa, con người lànhiệm vụquan trọng, thường xuyên, đãđược triển khai qua nhiều chương trình, dựán, kếhoạch, chiến lược cho từng nhóm lĩnh vực chuyên ngành như nghệthuật, di sản, bảo tồn, sân khấu điện ảnh,... Việc thực hiện Chương trình nhằm khắc phục những bất cập lâu nay khi chúng ta nhận thức văn hóa phải đặt ngang bằng kinh tế, chính trị nhưng nguồn lực đầu tư không tương xứng nên không tạo được chiều sâu trong công cuộc chấn hưng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam.

Trình bày tại Hội nghị, Bộtrưởng BộVHTTDL Nguyễn Văn Hùng cho biết, mục tiêu tổng quát của Chương trình làhuy động, tập trung nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hóa, tương xứng với vai trò, vị trí của ngành văn hóa trong điều kiện phát triển chung của đất nước, hướng tới mục tiêu đầu tư cho văn hóa chính làđầu tư lâu dài cho tương lai; tạo bước chuyển biến mạnh mẽvàtoàn diện trong chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người, hoàn thiện nhân cách, bản sắc vàbản lĩnh Việt Nam; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; hoàn thiện thể chế, thiết chếcho hoạt động văn hóa từTrung ương đến cơ sở; nâng cao chất lượng công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực văn hóa, nghệthuật, các ngành công nghiệp văn hóa; tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệtiên tiến vào trong lĩnh vực hoạt động văn hóa.

Đến năm 2030, 100% đơn vị hành chính cấp tỉnh cóđủ 3 loại hình thiết chếvăn hóa, cấp huyện, cấp xãcótrung tâm văn hóa hóa - thể thao; 95% di tích quốc gia đặc biệt vàkhoảng 70% di tích quốc gia được tu bổ, tôn tạo; ít nhất 75% người dân ởvùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, các xãvùng đồng bào dân tộc thiểu sốvàmiền núi được hưởng thụvàtham gia các hoạt động văn hóa, nghe, xem các kênh phát thanh, kênh truyền hình của quốc gia vàđịa phương; 85% các địa phương, cơ quan, đơn vị đạt được các danh hiệu văn hóa.

Hằng năm cótừ10-15 công trình

 nghiên cứu lý luận phê bình văn hóa, nghệ thuật chất lượng được công bố; có 2 tác giả đạt giải thưởng văn học ASEAN và khoảng 20-30 tác phẩm, công trình văn hóa, văn học nghệ thuật về lịch sử dân tộc, lịch sử đấu tranh cách mạng và công cuộc đổi mới của đất nước. Các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP.

Chương trình mục tiêu về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam: Cần xem đây là “đại công trình”, tập trung mọi nguồn lực để thực hiện - Anh 2

Toàn cảnh Hội nghị

“Đây là thời điểm của sự chuyển đổi, là yêu cầu bắt buộc, sống còn”

Tại Hội nghị, đại biểu các Bộ, ngành, địa phương, các nhà khoa học đã tập trung thảo luận về vai trò, sứ mệnh của văn hóa trong sự phát triển của đất nước, làm rõ các vấn đề về bảo tồn, gìn giữ và phát triển, tiếp thu văn hóa trong thời kỳ mới, phù hợp với xu thế, sự thay đổi của thế giới; góp ý các nội dung chương trình giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Từ đó chỉ ra những vấn đề, lĩnh vực văn hóa cấp bách cần bảo vệ, bảo tồn, duy trì; xác định những gì Chương trình cần giải quyết các vấn đề thực tiễn cấp bách của văn hóa trong thời kỳ mới.

Đồng tình và đánh giá cao với nội dung đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng trình bày, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, văn hóa là chủ đề rộng lớn, quan trọng, cấp bách. Trong mỗi giai đoạn phát triển của dân tộc, đất nước, văn hóa luôn gắn với những dấu son lịch sử. Văn hóa là hồn cốt, sức mạnh của dân tộc, được thể hiện qua những hành vi ứng xử của mỗi cá nhân. Văn hóa luôn là ngọn đuốc, ánh sáng cho cuộc cách mạng của dân tộc. Hiện nay, thế giới cũng đang đứng trước dấu mốc lịch sử mang tính thời đại với sự phát triển của kinh tế tri thức, kinh tế số thay vì dựa vào mô hình tăng trưởng của tài nguyên thiên nhiên, xác định những giá trị mới của văn hóa thời đại mới. “Đây là thời điểm của sự chuyển đổi, là yêu cầu bắt buộc, sống còn”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng đề nghị cần xem đây là “đại công trình” và tập trung mọi nguồn lực để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ ưu tiên nhất, để đạt hiệu quả cao nhất, góp phần phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam của Đảng vào cuộc sống, đáp ứng đúng và kịp thời yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển bền vững đất nước ta trong thời kỳ mới.

Phó Thủ tướng lưu ý, thời gian tới đây, cần ưu tiên nguồn lực của chương trình để đầu tư cho các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm theo nhóm mục tiêu đã được xác định. Chương trình tập trung vào các hoạt động thuộc các lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật cụ thể gồm: Di sản văn hóa; văn hóa cơ sở; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; điện ảnh; thư viện; giáo dục văn hóa; đào tạo; văn hóa dân tộc; văn hóa đối ngoại; công nghiệp văn hóa,... Từ đó, tạo động lực văn hóa để phát triển kinh tế - xã hội, mang lại những giá trị vật chất lẫn tinh thần.

Phó Thủ tướng đề nghị tiếp tục tập trung cho công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong Đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội về vị trí, vai trò của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Thông qua chương trình, tập trung bảo tồn, gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể; tu bổ, phát triển các thể chế văn hóa. Tập trung phát triển công tác đào tạo, xây dựng con người làm văn hóa; thể chế hóa các chủ trương của Đảng, Nhà nước; tiếp tục ứng dụng công nghệ số phục vụ nhiệm vụ quản lý, bảo tồn, quảng bá văn hóa…

“Chúng ta cần thay đổi cơ bản, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác quản lý văn hóa. Trong đó, phân định rõ vai trò quản lý, đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước và cơ chế, chính sách động viên, huy động nguồn lực xã hội trong bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, mang lại lợi ích thiết thực, gắn với đời sống, sinh hoạt hằng ngày của người dân”, Phó Thủ tướng nói và nhấn mạnh “xã hội hóa, nhưng Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm đạt được các mục tiêu đặt ra”.

Trong quá trình triển khai Chương trình, Phó Thủ tướng cũng lưu ý cần làm rõ tiêu chí xác định mục tiêu, nhiệm vụ ưu tiên; phân định rõ cơ cấu nguồn lực đầu tư của nhà nước và xã hội; khả năng tận dụng cơ chế, chính sách hiện có và phương án tháo gỡ vướng mắc còn tồn tại… 

 Tham mưu đúng, trúng và quyết liệt triển khai

Thực tế, trong giai đoạn trước, đầu tư cho văn hóa chủ yếu được thực hiện thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa. Sau khi Chương trình này kết thúc năm 2015, nguồn lực đầu tư cho văn hóa chủ yếu qua kế hoạch đầu tư công trung hạn và nguồn kinh phí sự nghiệp hằng năm, nhưng luôn ở mức thấp, ảnh hưởng đến hoạt động trùng tu, tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị di tích nói riêng, các hoạt động văn hóa - nghệ thuật nói chung. Vì thế, trong các cuộc làm việc với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Bộ VHTTDL cũng như các địa phương nhiều lần kiến nghị sớm triển khai xây dựng lại Chương trình mục tiêu quốc gia này.

Việc triển khai xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được thực hiện theo Nghị quyết số 572/NQ-UBTVQH15 ngày 18.8.2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đây cũng là một trong bảy nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung làm ngay trong kết luận của lãnh đạo Quốc hội tại Hội thảo Văn hóa 2022 và được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhất trí khẩn trương ban hành tại cuộc làm việc ngày 31.3.2023 với Bộ VHTTDL sau khi được biết Bộ VHTTDL đã kịp thời tham mưu lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đang quyết liệt xây dựng Chương trình.

Nội dung này cũng đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết liệt chỉ đạo. Mới đây nhất, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 diễn ra ngày 5.8.2023 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, Chính phủ sẽ bố trí kinh phí cho việc xây dựng Chương trình Mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa.

 

 TÙNG QUANG

Ý kiến bạn đọc