Du khách thích thú trải nghiệm lễ hạ nêu và khai ấn tại khu di sản Huế

VHO - Sáng ngày 16.2 (tức mùng 7 tháng Giêng), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức lễ hạ nêu và khai ấn, tặng chữ đầu năm mới cho du khách tham quan tại khu di sản Hoàng cung Huế.

Du khách thích thú trải nghiệm lễ hạ nêu và khai ấn tại khu di sản Huế - Anh 1

Hoạt động văn hóa này đã được tái hiện với các nghi thức từng được tổ chức dưới triều Nguyễn. Qua đó, nhằm hướng đến bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cung đình xưa, đồng thời tạo điểm nhấn hấp dẫn để du khách tham quan và trải nghiệm dịp đầu năm mới

Du khách thích thú trải nghiệm lễ hạ nêu và khai ấn tại khu di sản Huế - Anh 2

Lễ hạ nêu bên trong khu di sản Hoàng cung Huế được tổ chức tại Triệu Miếu và Thế Miếu. Nghi lễ này được tổ chức trước tại Triệu Miếu- nơi thờ vị thân sinh của chúa Nguyễn Hoàng; sau đó, tiếp tục tổ chức tại không gian di tích Hiển Lâm Các - Thế Miếu

Du khách thích thú trải nghiệm lễ hạ nêu và khai ấn tại khu di sản Huế - Anh 3

Đội lính vệ do các nghệ sĩ Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế hóa thân cầm cờ phướn nghiêm trang tham gia các nghi lễ

Du khách thích thú trải nghiệm lễ hạ nêu và khai ấn tại khu di sản Huế - Anh 4

Cùng với đó, các đội nhạc lễ (Nhã nhạc cung đình) cũng trình diễn với các nghi thức xưa

Du khách thích thú trải nghiệm lễ hạ nêu và khai ấn tại khu di sản Huế - Anh 5

Lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế dâng hương và thực hiện các nghi lễ chính trước khi hạ cây nêu. Trên bàn lễ cúng, có bày biện các vật phẩm như: hoa quả, chuối, cau trầu, rượu, con heo quay, xôi…

Du khách thích thú trải nghiệm lễ hạ nêu và khai ấn tại khu di sản Huế - Anh 6

Sau khi đại diện của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế kết thúc các nghi lễ, một số du khách cũng đến dâng hương

Du khách thích thú trải nghiệm lễ hạ nêu và khai ấn tại khu di sản Huế - Anh 7

Khi vị quan (nghệ sĩ hóa thân) hô to “hạ nêu”, các lính vệ cùng tập trung ở các vị trí để cùng dùng sức và kỹ thuật để hạ cây nêu một cách an toàn. Cây nêu là cây tre dài khoảng 20 mét, đã được dựng từ ngày 23 tháng Chạp

Du khách thích thú trải nghiệm lễ hạ nêu và khai ấn tại khu di sản Huế - Anh 8

Hạ nêu dưới triều Nguyễn mang ý nghĩa thông báo hết kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và triều đình bắt đầu công việc của năm mới. Khi cây nêu được hạ xuống, các vị quan sẽ thu phướng và nhận ấn triện đựng trong hộp treo ở phía ngọn cây nêu

Du khách thích thú trải nghiệm lễ hạ nêu và khai ấn tại khu di sản Huế - Anh 9

Sau lễ hạ nêu, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức khai ấn và tặng chữ đầu năm cho du khách tham quan khi di sản Hoàng cung Huế

Du khách thích thú trải nghiệm lễ hạ nêu và khai ấn tại khu di sản Huế - Anh 10

Kim ấn được chế tác mô phỏng của người xưa, với các chữ “Phú- Thọ- Khang- Ninh”, mang ý nghĩa: giàu sang, sống lâu, mạnh khỏe, bình yên

Du khách thích thú trải nghiệm lễ hạ nêu và khai ấn tại khu di sản Huế - Anh 11

Những bức thư pháp với các chữ như: Thọ, Cát tường, Lộc, Phúc, An, Thịnh vượng… do ông Nguyễn Phước Hải Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế viết.

Du khách thích thú trải nghiệm lễ hạ nêu và khai ấn tại khu di sản Huế - Anh 12

Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc của Trung tâm này đóng “kim ấn” lên các bức thư pháp để trao tặng cho du khách và gửi những lời chúc mừng năm mới

Du khách thích thú trải nghiệm lễ hạ nêu và khai ấn tại khu di sản Huế - Anh 13

Đông đảo du khách trong nước và quốc tế đã rất thích thú với hoạt động văn hóa tại khu di sản Hoàng cung Huế. Họ đã xếp hàng để chờ đến lượt được tặng chữ đầu năm và cùng chụp lại những bức ảnh kỷ niệm sau khi được tặng chữ

Du khách thích thú trải nghiệm lễ hạ nêu và khai ấn tại khu di sản Huế - Anh 14

Bà Trần Ngọc Bích, 74 tuổi, du khách đến từ Chicago - Hoa Kỳ cho biết: trong chuyến về thăm quê hương ở Khánh Hòa lần này, bà và gia đình đã quyết định đến tham quan và tìm hiểu di sản văn hóa Huế. Đúng vào dịp chứng kiến lễ hạ nêu và khai ấn đầu năm ở khu di sản Hoàng cung Huế, bà cảm thấy rất thích thú và tự hào về văn hóa truyền thống tốt đẹp ngày xưa

SƠN THÙY

Ý kiến bạn đọc