Tràn lan quảng cáo và kinh doanh áo phông in hình lá cần sa: Việc in áo có hình lá cần sa là vi phạm luật”

Tràn lan quảng cáo và kinh doanh áo phông in hình lá cần sa: Việc in áo có hình lá cần sa là vi phạm luật”

VH- Với hiện tượng tràn lan quảng cáo và kinh doanh áo phông in hình lá cần sa (Báo Văn Hóa, số 2785 ra ngày 18.5) qua mạng và trên thị trường vừa qua vô hình trung đã tạo ra cách thức quảng cáo cho loại chất gây nghiện đang bị cấm này.

Báo Văn Hóa đã có cuộc trao đổi với bà Trương Thị Ngọc Ánh (ảnh), Phó Chủ tịch UB TƯ MTTQ Việt Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Phòng chống AIDS và Phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm về những nguy cơ và tác hại của việc “phổ biến hóa” hình ảnh lá cần sa này. 
 P.V: Là Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Phòng chống AIDS và Phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm, xin bà cho biết quan điểm của mình về việc mua bán, kinh doanh và quảng cáo tràn lan các loại áo phông, sản phẩm có in hình lá cần sa như hiện nay?
- Bà Trương Thị Ngọc Ánh: Có thể nói việc giới trẻ săn tìm thời trang thường gọi là mốt, là thời thượng khá phổ biến, đặc biệt là thời trang lạ, độc. Thời gian vừa qua, xuất hiện mẫu áo in hình lá cần sa được giới trẻ tìm mua như mặt hàng “hot” mà không nghĩ hình lá đó cụ thể là lá gì, mà chỉ coi là thời trang in lá, hoa, cây cảnh là những hình ảnh thể hiện sự gần gũi với môi trường. Một số bạn trẻ khác thì nghĩ rằng đang là “nóng”, “hot”, thời thượng thì cố tìm mua. Điều này tưởng là vô hại nhưng thực tế là có tác hại vô cùng to lớn khi người mua, đặc biệt là giới trẻ không ý thức được những nội dung, hình ảnh của sản phẩm này.

"Điều 25 Luật Thương mại năm 2005, quy định rõ về những hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa bị hạn chế, hàng hóa kinh doanh có điều kiện, trong đó nêu rõ hàng hóa bị cấm kinh doanh là chất ma túy. Theo Nghị định 82 năm 2013 của Chính phủ quy định danh mục các chất ma túy thì cần sa là chất ma túy, do đó tôi cho rằng, những cơ sở in áo có hình lá cần sa này đã vi phạm pháp luật; các cơ sở kinh doanh, buôn bán áo đã tiếp tay cho người vi phạm."


Luật Thương mại, Luật Quảng cáo và Luật Phòng chống tác hại của ma túy không nêu cụ thể, quy định rõ việc cấm không mua bán những sản phẩm, hàng hóa có in hình những chất, tiền chất ma túy, dược liệu hoặc chất ma túy trong danh mục bị cấm.
Tuy nhiên, Điều 25 Luật Thương mại năm 2005, quy định rõ về những hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa bị hạn chế, hàng hóa kinh doanh có điều kiện, trong đó nêu rõ hàng hóa bị cấm kinh doanh là chất ma túy.
Theo Nghị định 82 năm 2013 của Chính phủ quy định danh mục các chất ma túy thì cần sa là chất ma túy, do đó tôi cho rằng, những cơ sở in áo có hình lá cần sa này đã vi phạm pháp luật; các cơ sở kinh doanh, buôn bán áo đã tiếp tay cho người vi phạm.
Quan điểm của bà về việc quảng cáo, mua bán áo in hình lá cần sa một cách công khai như hiện nay?
- Tôi xin khẳng định lại một lần nữa là việc kinh doanh, in áo có hình lá cần sa là không được phép. Việc kinh doanh, mua bán này vô tình tiếp tay cho những kẻ lợi dụng, lách luật vi phạm pháp luật. Ở một góc độ nào đó, hành vi này là tuyên truyền cho chất ma túy và thu hút sự quan tâm của mọi người, nhất là giới trẻ đến ma túy. Đôi khi người bán cũng chỉ là vô tình bán những mặt hàng đắt khách vì lợi nhuận, nhưng cũng không loại trừ họ cố tình, cơ sở in ra những mẫu đó là cố tình, thông qua việc mua bán nhằm phát tán hình ảnh đó đến giới trẻ và rộng ra cả xã hội. Tuy nhiên, dù vô tình hay cố ý thì cũng là hình thức tuyên truyền cho hình ảnh của chất cấm với dụng ý không lành mạnh, có thể nhằm tạo cho giới trẻ quan tâm đến loại chất cấm này.
Bà có thể đánh giá độ nguy hại khi hình ảnh lá cần sa được phổ biến rộng rãi qua các mặt hàng, sản phẩm tiêu dùng thông thường?
- Hành vi này rất nguy hiểm vì khi hình ảnh được phát tán rộng rãi như vậy thì nó trở nên quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày; khi trở nên quen thuộc thì người dân sẽ cho rằng lá cần sa được công khai sử dụng như mọi thực phẩm, rau cỏ không nguy hại khác. Nếu việc in ấn này có chủ ý và người in ấn, kinh doanh sẽ đánh vào tâm lý yêu thích mốt thời thượng thì họ sẽ có những biện pháp kích cầu nhằm làm cho giới trẻ chú ý hơn, quan tâm hơn và rủ nhau mua nhiều hơn. Từ đó sẽ thu hút sự chú ý của nhiều người hơn với lá cần sa.

Tràn lan quảng cáo và kinh doanh áo phông in hình lá cần sa: Việc in áo có hình lá cần sa là vi phạm luật” - Anh 1

Một trong số những chiếc áo phông có in hình lá cần sa

 

Có người cho rằng, việc “quen thuộc hóa” lá cần sa sẽ dẫn tới con đường nghiện ma túy là rất gần. Bà có đồng tình với ý kiến này?

"Biện pháp đầu tiên là phải kiểm soát thị trường, các lực lượng chức năng phải kiểm tra các cơ sở in ấn, cửa hàng bán trang phục, sản phẩm in hình lá cần sa. Với những cơ sở kinh doanh vô tình phải tuyên truyền giải thích về hành vi in ấn, kinh doanh, mua bán sản phẩm này là không được phép; đề nghị các chủ cơ sở tiêu hủy các sản phẩm nguy hại này. Đồng thời, cơ quan chức năng cần kiểm tra các cơ sở in, làm rõ hành vi in hình ảnh này với mục đích gì? Nếu vi phạm cần phải xử đúng theo quy định của pháp luật."

- Nếu chúng ta không ngăn chặn, cứ để các sản phẩm in hình lá cần sa phát tán rộng rãi, thoải mái ngoài xã hội thì tất yếu là dần dần sẽ tác động đến nhận thức của giới trẻ. Khi hình ảnh lá cần sa trở nên quá quen thuộc sẽ gây tò mò, kích thích giới trẻ, rằng phải đi tìm hiểu xem lá này ngoài đời thế nào? Sau đó sẽ tiếp tục tìm hiểu một loại lá bình thường thế này tại sao lại là chất cấm, và một ngày nào đó sẽ thử dùng xem ra sao.
Đây chính là nguyên nhân và con đường đơn giản nhất dẫn đến tình trạng nghiện ma túy. Một người nghiện thường ban đầu là do bị dụ dỗ, nếu các bạn trẻ không nhận thức được, không có lập trường vững vàng thì nghiện ma túy sẽ rất nhanh.
Do đó, phải có biện pháp ngăn chặn ngay. Tôi đánh giá cao Báo Văn Hóa đã đề cập đến tình hình này để kịp thời chuyển tới các cơ quan nhà nước, quản lý thị trường, lực lượng xã hội, Đoàn Thanh niên, Mặt trận Tổ quốc nhằm có biện pháp tuyên truyền, ngăn chặn kịp thời cho các tầng lớp nhân dân.
Theo bà làm thế nào để ngăn chặn việc phát tán, phổ biến hóa hình ảnh lá cần sa?

"Tôi đánh giá cao Báo Văn Hóa đã đề cập đến tình hình này để kịp thời chuyển tới các cơ quan nhà nước, quản lý thị trường, lực lượng xã hội, Đoàn Thanh niên, Mặt trận Tổ quốc nhằm có biện pháp tuyên truyền, ngăn chặn kịp thời cho người dân."

- Trước hết, biện pháp đầu tiên là phải kiểm soát thị trường, các lực lượng chức năng phải kiểm tra các cơ sở in ấn, cửa hàng bán trang phục, sản phẩm in hình lá cần sa. Với những cơ sở kinh doanh vô tình phải tuyên truyền giải thích về hành vi in ấn, kinh doanh, mua bán sản phẩm này là không được phép; đề nghị các chủ cơ sở tiêu hủy các sản phẩm nguy hại này. Đồng thời, cơ quan chức năng cần kiểm tra các cơ sở in, làm rõ hành vi in hình ảnh này với mục đích gì? Nếu vi phạm cần phải xử đúng theo quy định của pháp luật.
Cùng với biện pháp quản lý, cần phải tuyên truyền để định hướng cho giới trẻ về việc sử dụng các sản phẩm, vật dụng thời trang, thị hiếu của mình mà không vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến tư tưởng, suy nghĩ, lối sống lành mạnh.
Đặc biệt tuyên truyền, hướng dẫn cho giới trẻ lối sống, sinh hoạt không bị ảnh hưởng của những xu hướng văn hóa, nếp sống không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Đoàn Thanh niên phải có trách nhiệm tuyên truyền cho giới trẻ về tác hại của những loại thời trang với những hình ảnh không có ích cho giới trẻ. Cùng với đó, Mặt trận Tổ quốc cũng phải vào cuộc để tuyên truyền tại các khu dân cư, tác động đến ông bà, cha mẹ biết sự nguy hại của các hình ảnh này góp phần ngăn chặn, không cho con cháu mình sử dụng sản phẩm đó nữa. Đây cũng là biện pháp để nâng cao nhận thức cho người dân, cũng như các bạn trẻ trong công tác phòng chống ma túy.
Xin trân trọng cảm ơn bà!

Xin trân trọng cảm ơn bà!

Thủ tướng Chính phủ:

Hưởng ứng “Tháng hành động phòng, chống ma tuý”, “Ngày Quốc tế phòng, chống ma tuý” và “Ngày toàn dân phòng, chống ma tuý” (ngày 26.6), Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản yêu cầu các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai Tháng hành động phòng, chống ma tuý từ ngày 1-30.6.2016 với chủ đề “Hãy bảo vệ thế hệ trẻ khỏi hiểm họa ma túy”. Cụ thể, tuyên truyền sâu rộng về hiểm họa của tệ nạn ma túy, nhất là tác hại của các loại ma túy tổng hợp (ma túy đá, thuốc lắc, cỏ Mỹ…), cần sa và các chất hướng thần mới để nâng cao nhận thức cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ (thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên, công nhân, lái xe, lao động tự do...). Bên cạnh đó, lồng ghép tuyên truyền phòng, chống ma túy với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thểthao, thi tìm hiểu, tập huấn, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề...

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng tập trung điều tra, triệt phá các tổ chức, đường dây mua bán ma túy lớn, các điểm, tụ điểm phức tạp trong nội địa; điều tra và xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng mạng internet, mạng xã hội để giới thiệu, mua bán, khuyến khích sử dụng ma túy; kịp thời cung cấp và định hướng thông tin cho các cơ quan truyền thông; chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ VHTTDL và các cơ quan liên quan tổ chức hoạt động hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma túy tại Hà Nội. P.V

Quỳnh Hoa

 (thực hiện) 

Ý kiến bạn đọc