Để những tác phẩm hội họa không còn… “kêu cứu”

VHO- Giới nghề và công chúng yêu hội họa hẳn chưa thể quên chuyện bảo vật quốc gia Em Thúy của danh họa Trần Văn Cẩn từng rơi vào tình trạng hư hỏng, bong tróc nặng nề, phải nhờ chuyên gia nước ngoài phục chế; hay xót xa khi tác phẩm Vườn xuân Trung Nam Bắc của danh họa Nguyễn Gia Trí bị hư hại bởi được vệ sinh bằng… nước rửa chén. Đó quả là những câu chuyện cười ra nước mắt khi hoạt động bảo quản hiện vật mỹ thuật chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức.

Để những tác phẩm hội họa không còn… “kêu cứu” - Anh 1

Quy trình bảo quản tranh định kỳ tại di tích Dinh Thống Nhất (TP.HCM) Ảnh: MINH THU

 Mong muốn kéo dài “tuổi thọ” những họa phẩm vô giá, vừa qua, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức tọa đàm Công tác kiểm kê, bảo quản hiện vật tại các Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam - thực trạng và giải pháp.

Kho chật, trang thiết bị thiếu thốn

TS Nguyễn Anh Minh, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam nhấn mạnh, hiện vật bảo tàng là xương sống cho mọi hoạt động chuyên môn, từnghiên cứu, sưu tầm đến trưng bày, phát huy giá trị. “Công tác bảo quản, phòng ngừa nhằm kéo dài tuổi thọ cho hiện vật là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, trong đó quản lý, tư liệu hóa, số hóa hiện vật là những hoạt động nghiệp vụ cơ bản, là nền tảng đảm bảo cho một bảo tàng vận hành đúng hướng và hiệu quả…”, TS Nguyễn Anh Minh cho biết.

Những năm qua, công tác kiểm kê, bảo quản và quản lý hiện vật tại các bảo tàng mỹ thuật được Bộ VHTTDL và các tỉnh, thành quan tâm đầu tư kinh phí về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật. Các đơn vị cũng đã chủ động áp dụng công nghệ vào quản lý hiện vật, xây dựng cơ sở dữ liệu cho các bộ sưu tập, xây dựng hồ sơ khoa học đáp ứng quy chuẩn… Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả có được thì vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Phổ biến là tình trạng hệ thống kho cơ sở và thiết bị bảo quản thiếu cả về số lượng và chất lượng; công tác kiểm kê hiện vật chưa được triển khai tổng thể, thông tin về hiện vật còn chưa đầy đủ; việc thực hiện chuyển đổi số, số hóa thông tin hiện vật chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế…

Để những tác phẩm hội họa không còn… “kêu cứu” - Anh 2

Kiệt tác “Vườn xuân Bắc Trung Nam” của danh họa Nguyễn Gia Trí trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM

Thực tiễn tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cho thấy, công tác đầu tư nâng cấp cơsở vật chất, bổ sung trang thiết bị bảo quản và nâng cao năng lực quản lý đã được quan tâm chú trọng. Hiện đơn vị đã tổng kiểm kê được trên 75% số lượng hiện vật, chỉnh lý bổ sung gần 9.000 thông tin; lập danh mục hiện vật chưa có số đăng ký, hiện vật cần chỉnh lý, bổ sung thông tin, hiện vật cần ưu tiên bảo quản tu sửa... để có kế hoạch từng bước giải quyết; kết hợp bảo quản phòng ngừa với bảo quản trị liệu để hạn chế tối đa sựxuống cấp của hiện vật qua thời gian; đẩy mạnh công tác số hóa tài liệu, hiện vật, trong đó hoàn thành xây dựng phần mềm quản lý hiện vật, triển khai nhập liệu trên 80% phiếu hiện vật để đưa vào khai thác, sử dụng.

Vậy nhưng, những sai sót trong công tác lưu giữ, bảo quản hiện vật trên thực tế cũng không hiếm. Bà Trần Thị Khánh Hồng, Trưởng phòng Kiểm kê, Bảo quản (Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM) cho biết, đơn vị này đang lưu giữ hơn 22 ngàn hiện vật. Dù thường xuyên đầu tư và áp dụng khoa học công nghệ mới, nhưng do diện tích kho nhỏ hẹp, không tập trung, không có lối đi riêng biệt nên khó có thể trang bị thang máy chuyên dụng, các hệ thống giá treo tự động, kệ đa năng, xe nâng hạng nặng... để lưu trữ và hỗ trợ sức người trong quá trình vận chuyển, sắp xếp hiện vật có kích thước, trọng lượng lớn. Điều này tác động không nhỏ đến sự an toàn của con người và dễ làm hiện vật bị “tổn thương”.

“Chúng ta không thể ngăn chặn được hoàn toàn các tác nhân gây hại có thể xảy ra, nhưng tỷ lệ hư hại có thể được hạn chế và giảm tốc độ nếu kiểm soát tốt các yếu tố ảnh hưởng từ môi trường, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng…”, bà Khánh Hồng nhấn mạnh.

Để những tác phẩm hội họa không còn… “kêu cứu” - Anh 3

 Tác phẩm “Em Thúy” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từng xuống cấp, hư hại nặng và phải nhờ chuyên gia nước ngoài hỗ trợ, giúp đỡ phục chế

Kéo dài “tuổi thọ” cho hiện vật như thế nào?

Trưởng phòng Kiểm kê, Bảo quản Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM chia sẻ, công tác bảo quản, kéo dài tuổi thọ cho hiện vật còn gặp nhiều khó khăn nhưviệc kiểm soát ánh sáng ngoài hệ thống trưng bày chưa đảm bảo tuyệt đối; việc ngăn ngừa bụi, ô nhiễm không khí là vấn đề nan giải. Đáng lưu tâm là nhiều hiện vật bị xuống cấp, hư hỏng từ trước khi được sưu tầm về Bảo tàng, theo thời gian và dưới tác động của môi trường cùng nhiều yếu tố khác, tình trạng này ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. “Đội ngũ nhân sự làm công tác kiểm kê- bảo quản quá mỏng, nhất là đội ngũ nhân sự chuyên trách thực hiện công tác bảo quản chuyên nghiệp. Những năm gần đây, vịtrí tuyển dụng ở mảng này hầu như không có người ứng tuyển…”, bà Hồng nêu.

Giám đốc Bảo tàng Mỹthuật Huế, bà Đinh Thị Hoài Trai cũng đề cập những khó khăn cần khắc phục nhưcơ sởvật chất từkho bảo quản đến hệthống trưng bày đều tận dụng từ công trình cũ, sửa chữa cải tạo lại nên không phùhợp với công năng hoạt động của bảo tàng. Tổng diện tích kho cơ sởcủa đơn vịchỉ có hơn 100m2, trong khi phải lưu trữ tới hơn 1.500 tưliệu, tác phẩm/hiện vật, vì vậy không thể đáp ứng yêu cầu. Kinh phídành cho hoạt động lưu trữ, bảo quản cũng rất hạn hẹp. Không gian trưng bày tác phẩm nghệ thuật chưa được đầu tư hệ thống điều hòa, máy hút ẩm, chiếu sáng mỹ thuật theo đúng tiêu chuẩn…

Để những tác phẩm hội họa không còn… “kêu cứu” - Anh 4

 Tọa đàm ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp quan trọng cho công tác bảo quản hiện vật tại các bảo tàng

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm kê, bảo quản hiện vật, bà Đinh Thị Hoài Trai cho rằng, mỗi bảo tàng cần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn giỏi. Đặc biệt, cần chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho cán bộ, nhất là các cán bộ trẻ. Cùng với đó, phải tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho kho cơ sở và hệ thống trưng bày; tiếp tục đầu tư và làm tốt công tác bảo quản, phòng ngừa, trị liệu một cách khoa học nhằm kéo dài “tuổi thọ” cho hiện vật. Cùng với đó, cần đẩy mạnh đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chiến lược quản lýdữliệu tập trung phục vụcho công tác kiểm kê, bảo quản vànghiên cứu, trưng bày; kiểm soát an ninh, an toàn, đảm bảo hiện vật không bị đánh cắp.

Lưu ý cần chú trọng đẩy mạnh chuyển đổi số, Trưởng phòng Nghiệp vụ (Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng) Trương Nguyễn Nguyên Kha nêu: Phiếu hiện vật, sổ đăng ký hiện vật, sổ phân loại hiện vật không nên viết tay mà phải nhập bằng máy tính để việc chỉnh sửa, bổ sung nội dung và quản lý được thuận tiện, rút ngắn thời gian làm việc. Đặc biệt, cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng về ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, thực hiện số hóa hiện vật, quản lý và khai thác phần mềm quản lý hiện vật.

Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL) Phạm Định Phong nhận định, các bảo tàng công lập và bảo tàng ngoài công lập, các sưu tập tư nhân cần tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, hình thành mạng lưới chuyên sâu về công tác bảo quản hiện vật mỹ thuật. Theo ông Phong, chúng ta đã có nhiều bài học đắt giá từ việc bảo quản, vệ sinh tác phẩm không đúng cách. Thực tế, người có chuyên môn ở nhóm hiện vật này chưa chắc đã bảo quản, chăm sóc tốt cho nhóm hiện vật khác. Do đó, việc đào tạo chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm là rất cần thiết.

Chia sẻ với những khó khăn của các bảo tàng, Cục Di sản văn hóa đã đề xuất Bộ VHTTDL thành lập hai trung tâm chuyên về bảo quản, tu sửa, phục chế hiện vật. Một trung tâm chuyên về bảo quản, tu sửa, phục chế cổ vật, di vật có thể đặt tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia; một trung tâm chuyên về bảo quản, tu sửa, phục chế tác phẩm mỹ thuật đặt tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Hai trung tâm này có nhiệm vụ “chăm sóc”, bảo quản khối lượng hiện vật vô giá mà các bảo tàng đang lưu giữ; đồng thời tưvấn, hướng dẫn các bảo tàng địa phương, bảo tàng ngoài công lập trong công tác bảo quản hiện vật. 

NGÂN ANH

Ý kiến bạn đọc