Chuyện ít biết về những chuyên gia phục chế các kiệt tác tại Italia

VHO - Đằng sau những kiệt tác nghệ thuật được trưng bày tại các bảo tàng ở Italia là những ngày làm việc âm thầm của những chuyên gia phục chế.

Chuyện ít biết về những chuyên gia phục chế các kiệt tác tại Italia - Anh 1

Nhóm chuyên gia phục chế các bức tranh tại Bảo tàng Vatican Ảnh: REUTERS

36 chuyên gia ca phòng thí nghim phc chế 

Mỗi khi Alessandra Zarelli làm việc với một kiệt tác của một nghệ sĩ như Michelangelo, bà đều giữ trái tim vững vàng để tâm trí có thể tập trung vào công việc. Năm nay bước sang tuổi 56 và là chuyên gia phục chế Phòng thí nghiệm phục chế tranh và gỗ tại Bảo tàng Vatican, bà cho biết: Cảm xúc khi làm việc trên một tác phẩm như của Michelangelo thật sự không thể diễn đạt bằng lời. Nhưng tôi cố gắng giữ tinh thần độc lập khi tôi  đang làm việc. Tôi phải tập trung vào vật liệu và công việc mà tôi phải làm, nếu không, cảm xúc sẽ làm tôi bị tê liệt. “Trước khi một bức tranh được đưa đến phòng thí nghiệm, nó đã trải qua các thử nghiệm sử dụng tia cực tím, tia hồng ngoại và các phương pháp không  xâm lấn khác để phát hiện lớp sơn được thêm vào sau đó, sắc tố và bất kỳ bản phác thảo cơ bản nào”, bà Zarelli thổ lộ khi đang làm việc trên một bức  tranh năm 1550 mang tên Enthroned Madonna and Child with Saints của nghệ sĩ người Italia Moretto da Brescia. Việc khôi phục tranh bao gồm một khung bên trong mới, làm phẳng các biến dạng do độ ẩm gây ra, loại bỏ các lớp sơn bóng bị oxy hóa và chỉnh sửa trên cả bức tranh cũng như khung bên ngoài mạ vàng. 

Alessandra Zarelli là một trong khoảng 36 chuyên gia của Phòng thí nghiệm phục chế tranh và gỗ tại Bảo tàng Vatican. Nhóm chịu trách nhiệm chăm sóc hàng nghìn mét vuông tranh  treo tường, bao gồm các bức bích họa ở Nhà nguyện Sistine, cũng như khoảng 5.300 bức tranh sơn dầu đóng khung và hàng chục bức tượng bằng gỗ.  

Kỹ thuật phục chế thay đổi liên tục và những người phục chế ngày nay thường phải sửa chữa hoặc loại bỏ những sai lầm của những người đi trước đã làm việc cách đây hàng chục năm, thậm chí hàng thế kỷ bằng những kỹ thuật thô sơ. Giám đốc phòng thí nghiệm, bà Francesca Persegati than thở: “Những người phục chế xưa thường không phải là kỹ thuật viên mà là nghệ sĩ. Một số nghệ sĩ đó đã nghĩ rằng họ có thể “cải thiện” bản gốc bằng cách thêm điểm nhấn hoặc  độ tương phản. Bởi vậy, công việc của  nhóm hiện nay là khôi phục lại hiện trạng ban đầu của tác phẩm, loại bỏ  những “cải thiện” trước đây. Bà nói: “Điều quan trọng là phải tôn trọng công việc nhưng cũng phải có nền  tảng khoa học để hiểu rõ tác phẩm”. 

Ở một khu vực khác của phòng thí nghiệm, bà Caterina Manisco, 40 tuổi, đang khôi phục bức tranh năm 1895 có tên Madonna and Child Between St. Theresa and St. Francis của Emma Richards. Nghệ sĩ gốc Italia này từng làm việc trong triều đình của Nữ hoàng Victoria và Hoàng tử Albert, một điều hiếm có đối với một phụ nữ vào thời điểm đó. Chuyên gia phục chế Caterina Manisco cho biết: “Bởi vì cô ấy là phụ nữ nên tôi cảm thấy rất gần gũi với cô ấy”. 

Để đánh dấu kỷ niệm 100 năm thành  lập Phòng thí nghiệm tranh và gỗ, các bảo tàng đã đặt mã QR gần 37 tác phẩ  nghệ thuật, cho phép du khách nhìn xa hơn bề mặt và trải nghiệm nhiều tầng trong cuộc sống phục hồi. 

“Các thiên thn bùn lũ” 

Ở Italia còn có một nhóm các chuyên gia phục chế được mệnh danh  là “Các thiên thần bùn lũ”. Họ gồm những nhà bảo tồn trung và cao cấp, những thợ mộc tay nghề cao từ phòng  thí nghiệm về bảo tồn hàng đầu tại  Florence là Opificio delle Pietre Dure  (OPD). Nhóm tình nguyện đi đến bất  kỳ nơi đâu trên thế giới để khôi phục  các tác phẩm nghệ thuật, sách cũng  như các hiện vật lịch sử bị hư hại bởi  nước lũ và bùn đất. 

Một trong những tác phẩm được  phục chế thành công của nhóm là Bữa  tiệc ly của danh họa Giorgio Vasari. Trong chương trình hồi sinh Bữa tiệc  ly này, nhóm được giao nhiệm vụ khôi  phục các tấm gỗ mặt tranh. 

Tác phẩm đã bị ngâm trong nước, bùn đất, dầu nhớt và rác thải suốt hơn 12 tiếng, toàn bộ khung tranh và mặt tranh bằng gỗ của bức Bữa tiệc ly bị  thấm nước, các lớp sơn dầu vẽ tranh nhão và long ra. Khi nước lũ và bùn  sình rút đi, những mảng sơn dầu và thạch cao làm nền đã tụt xuống phía  dưới bức tranh. Không ai tin rằng một bức tranh bị hư hại như vậy có thể  được phục chế, tôn tạo lại như xưa. 

Tuy nhiên, nhóm “Các thiên thần bùn  lũ” và các nhà phục chế đã thành công khi hồi sinh nguyên vẹn tác phẩm. Qua quá trình xử lý mặt tranh hết sức cẩn  trọng và với tay nghề cao, các chuyên viên bảo tồn của OPD đã hồi sinh tác phẩm mà gần như không cho thấy các  dấu hiệu của công việc phục chế, trả lại  cho bức tranh tình trạng tuyệt hảo như chưa từng bị hủy hoại bởi lũ lụt. Nhóm chuyên viên phục chế được điều hành  bởi nhà bảo tồn Roberto Bellucci của  OPD đã từng bước khôi phục những mảnh nhỏ của mặt tranh, qua đó khám phá các chi tiết gây kinh ngạc mà bàn  tay họa sĩ đã tạo ra trên tác phẩm. 

Hiện nay, khách hành hương đến với Santa Croce lại được chiêm ngưỡng một kiệt tác của thánh đường, thưởng ngoạn một trong những bức tranh quan trọng nhất của Giorgio Vasari. 

THÁI AN 

Ý kiến bạn đọc