Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Liên quan đến việc hơn 18.000 chai tương ớt Chin-su bị thu hổi ở Nhật Bản: Nhiều khả năng sản phẩm này dành riêng cho thị trường VN

Thứ Hai 08/04/2019 | 09:47 GMT+7

VHO- Trong một diễn biến mới nhất xung quanh vụ việc hơn 18.000 chai tương ớt Chin-su của Công ty Masan Việt Nam vừa bị chính quyền thành phố Osaka (Nhật Bản) yêu cầu nhà nhập khẩu thu hồi với lý do có chất phụ gia cấm sử dụng…, phía Công ty Masan Việt Nam đã phát đi thông báo cho rằng đến nay họ chưa chính thức xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường Nhật Bản.

Sau khi nhận được thông tin trên, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, hiện cơ quan này chưa có thông tin từ phía cơ quan chức năng Nhật Bản về việc thu hồi sản phẩm tương ớt Chin-su nhập khẩu từ Việt Nam. Tuy nhiên, Cục An toàn thực phẩm cũng đang chủ động tìm hiểu, làm rõ vụ hơn 18.000 chai tương ớt Chin-su bị thu hồi tại Nhật Bản như nguyên nhân và nguồn gốc hàng hoá dẫn đến việc thu hồi và sẽ thông báo chính thức khi các thông tin chính thức, tin cậy.

 Thông tin từ chính quyền thành phố Osaka (bìa trái) về việc thu hồi tương ớt Chin-su tại Nhật Bản

Việt Nam chưa nhận được thông báo về sản phẩm Chin-su bị thu hồi tại Nhật Bản

Theo ông Phong, Việt Nam là thành viên chính thức của Mạng lưới cơ quan an toàn thực phẩm quốc tế (INFOSAN), do đó khi xảy ra các sự cố về an toàn thực phẩm (sản phẩm vi phạm bị phát hiện, thu hồi…) dù là do nước ngoài sản xuất được Việt Nam nhập khẩu hay sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu thì INFOSAN sẽ thông báo cho Cục An toàn thực phẩm. Tuy nhiên, đến nay Việt Nam cũng chưa nhận được thông báo của Mạng lưới này về sản phẩm Chin-su bị thu hồi tại Nhật Bản.

Về tác hại của axit benzoic, ông Lâm Quốc Hùng, Trưởng Phòng Giám sát ngộ độc (Cục An toàn thực phẩm) cho hay, acid benzoic là chất có trong danh mục phụ gia bảo quản của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế, Nhật Bản và Việt Nam đều là thành viên. Tuy nhiên, việc sử dụng chất này được quy định về hàm lượng khi đưa vào sản phẩm. Trong trường hợp hàm lượng cao hơn ngưỡng cho phép, acid benzoic có thể gây kích ứng dạ dày, viêm dạ dày đối với người sử dụng. Trường hợp sử dụng chất này với hàm lượng lớn có thể gây ngộ độ, nhưng rất hiếm gặp.

Trong một diễn biến khác, chiều ngày 6.4, Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan đã phát đi thông báo rằng, tất cả các sản phẩm doanh nghiệp này sản xuất và phân phối đều tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và nước nhập khẩu về an toàn thực phẩm, bao gồm cả các quy định về ghi nhãn, thành phần và sử dụng phụ gia. Đến nay, Masan chưa chính thức xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản mà chỉ chính thức xuất khẩu trực tiếp sản phẩm tương ớt Chinsu sang các thị trường Mỹ, Canada, Úc, Nga, Cộng hòa Séc, Trung Quốc, Đài Loan.

Vi phạm Luật an toàn thực phẩm và Luật Nhãn mác thực phẩm?

Trước đó ngày 2.4, Cổng thông tin của thành phố Osaka (Nhật Bản) đã đăng thông tin về việc yêu cầu công ty nhập khẩu thu hồi 18.168 chai tương ớt Chin-su (sản phẩm của Tập đoàn Masan) từ Việt Nam vì vi phạm Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm của quốc gia này. Theo thông tin được đăng tải, sự việc xảy ra sau khi cán bộ Trung tâm Y tế công cộng quận Shinjuka (Thủ đô Tokyo) đã phát hiện và nghi ngờ sản phẩm tương ớt Chin-su được bán tại đại lý của Công ty TNHH Công nghiệp ÍC (thành phố Kobe) vi phạm Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm và Luật Nhãn thực phẩm vào ngày 8.3.

Đây là sản phẩm do Tập đoàn Javis có trụ sở tại thành phố Osaka nhập khẩu vào ngày 7.12.2018. Ngay lập tức, Trung tâm Y tế công cộng Osaka đã mở cuộc điều tra và xác nhận sản phẩm Chinsu nhập khẩu có sử dụng các chất phụ gia thực phẩm (axit benzoic và axit sorbic) không được phép sử dụng trong thực phẩm ở Nhật Bản. Giám đốc cơ quan phụ trách Y tế của thành phố Osaka đã yêu cho nhà nhập khẩu thu hồi tất cả các mặt hàng liên quan, gồm các lô sản xuất có hạn sử dụng vào ngày 10.6, ngày 17.6 và ngày 6.7.2019 có thành phần chứa nồng độ axit benzoic lần lượt là: 0,41g/kg, 0,44g/kg, 0,45g/kg. Đồng thời, sản phẩm còn thiếu sót trong chỉ dẫn của nhà nhập khẩu theo quy định của Luật Nhãn mác thực phẩm.

Nói về axit benzoic, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội) cho biết đây là chất bảo quản kháng vi sinh vật có dạng lỏng được phép dùng trong thực phẩm. Chỉ cần cho 0,1% chất này là có thể kháng được vi khuẩn, do đó với nồng độ thấp như vậy sẽ không ảnh hưởng đến người dùng. PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh giải thích: Axit benzoic được nhiều quốc gia trên thế giới cho phép sử dụng, trong đó có Việt Nam nhưng Nhật Bản không cho phép. Do đó, doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm sang quốc gia nào thì phải tuân thủ quy định luật pháp của nước sở tại.

Ông Thịnh cho rằng, chất chứa trong tương ớt Chin-su không phải là axit benzoic vì là chất lỏng khó hoà tan mà là có thể axit benzoate, một dạng muối dễ hoà tan. Chỉ cần nồng độ sử dụng thấp đã có thể kháng khuẩn nên thực phẩm không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử dụng. “Hơn nữa tương ớt là một loại gia vị nên cũng không ai ăn nhiều cả. Nếu ăn nhiều thì có lẽ người ăn sẽ bị ngộ độc vì ớt trước khi ngộ độc vì benzoic”, ông Thịnh chia sẻ với phóng viên Văn Hoá

Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đánh giá độ an toàn khi sử dụng axit benzoic mà không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe (ngay cả khi người sử dụng tiếp tục ăn suốt đời mỗi ngày) tối đa 0,5g/kg cân nặng/ngày. Tức là một người có trọng lượng 50kg có thể ăn tới 0,56kg axit benzoic nhưng vẫn không bị ảnh hưởng tới sức khoẻ và có thể ăn hằng ngày. Trong khi đó, tại Việt Nam, quy định của Bộ Y tế cho phép sử dụng phụ gia này trong thực phẩm với nồng độ tối đa là 1g/kg. 

 Trả lời báo chí, đại diện Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan cho biết, chưa có mẫu sản phẩm bị phía Nhật Bản thu hồi nên chưa thể có kết luận chính thức về nguồn gốc xuất xứ của lô hàng này. Nhưng phía Masan cho rằng nhiều khả năng đây là sản phẩm dành riêng cho thị trường Việt Nam, bởi trên sản phẩm ghi rõ “Dành riêng cho thị trường Việt Nam. Không dành cho xuất khẩu...”. T.SƯƠNG

 

 NGUYÊN KHANG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top