Hà Nội đặt tên đường mang tên Tổng Bí thư Đỗ Mười

VHO- HĐND Thành phố đã nhất trí tán thành Nghị quyết về việc đặt tên và điều chỉnh độ dài một số đường, phố trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023. Có 52 đường, phố đề nghị đặt tên mới và 2 đường, phố điều chỉnh độ dài. Trong đó, có đường mới mang tên cố Tổng Bí thư Đỗ Mười thuộc địa bàn quận Hoàng Mai.

Hà Nội đặt tên đường mang tên Tổng Bí thư Đỗ Mười - Anh 1

Giám đốc Sở VHTT Hà Nội Đỗ Đình Hồng trình bày dự thảo Nghị quyết về việc đặt tên và điều chỉnh độ dài một số đường, phố trên địa bàn Hà Nội 

52 đường, phố đề nghị đặt tên mới gồm 33 đường, phố mang tên địa danh, tên di tích, tên xứ đồng, tên thành cổ và các tên khác; 19 đường, phố mang tên danh nhân. Đặc biệt, nhiều tuyến đường, phố được đặt tên mới mang tên các nhà lãnh đạo, danh nhân, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Đỗ Mười, Thâm Tâm, Phạm Tiến Duật, Phan Kế Toại...
Đường Đỗ Mười (quận Hoàng Mai) được đặt cho đoạn từ ngã tư giao cắt đường Giải Phóng - phố Hoàng Liệt đến ngã ba giao cắt cạnh ngõ 95 phố Nam Dư và chân cầu Thanh Trì tại tổ dân phố 12, phường Lĩnh Nam. Đường Đỗ Mười dài 6.200m, rộng: 68m.
51 tuyến đường, phố đặt tên mới còn lại gồm: Phố Nguyễn Duy Thì (quận Bắc Từ Liêm); Phố Lưu Cơ (quận Bắc Từ Liêm);  Phố Dương Văn An (quận Bắc Từ Liêm); Phố Phạm Tiến Duật (quận Bắc Từ Liêm);  Phố Nguyễn Xuân Nham (quận Cầu Giấy); Phố Thâm Tâm (quận Cầu Giấy); Phố Phan Kế Toại (quận Hà Đông); Phố Hồ Học Lãm (quận Hà Đông);  Phố Đặng Trần Đức (quận Hoàng Mai); Phố Đống Kỳ (quận Hoàng Mai); Đường Xuân Khôi (quận Long Biên); Đường Hạ Trại (quận Long Biên); Phố Trịnh Tố Tâm (quận Long Biên); Phố Trần Đăng Khoa - là một trong số Bộ trưởng thời kỳ đầu trong Chính phủ Liên hiệp (1946) và là Bộ trưởng Bộ Thủy lợi lâu nhất (1946-1961) - (quận Long Biên); Phố Đồng Sợi (quận Nam Từ Liêm); Đường Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ); Đường Chùa Trầm (huyện Chương Mỹ); Đường Hòa Sơn (huyện Chương Mỹ); Đường Yên Sơn (huyện Chương Mỹ); Đường Ngọc Sơn (huyện Chương Mỹ);  Đường Ninh Kiều (huyện Chương Mỹ); Đường Chương Đức (huyện Chương Mỹ);  Đường Ô Diên (huyện Đan Phượng); Đường Song Phượng (huyện Đan Phượng); Đường Tân Lập (huyện Đan Phượng); Đường Văn Sơn (huyện Đan Phượng); Đường Hồng Thái (huyện Đan Phượng);  Đường Kim Lan (huyện Gia Lâm); Đường Lý Phục Man (huyện Hoài Đức); Đường Kẻ Sấu (huyện Hoài Đức); Đường An Khánh (huyện Hoài Đức); Đường An Thái (huyện Hoài Đức); Đường Tiền Lệ (huyện Hoài Đức); Đường Đào Trực (huyện Hoài Đức); Đường Vân Côn (huyện Hoài Đức);  Đường Phương Quan (huyện Hoài Đức); Đường Bồ Quân (huyện Hoài Đức);  Đường Thượng Ốc (huyện Hoài Đức;  Đường Cống Đặng (huyện Mỹ Đức); Đường Hồng Sơn (huyện Mỹ Đức); Đường Cống Hạ (huyện Mỹ Đức); Đường Bình Lạng (huyện Mỹ Đức);  Đường Yến Vỹ (huyện Mỹ Đức); Đường Đục Khê (huyện Mỹ Đức); Đường Đỗ Cảnh Thạc (huyện Quốc Oai); Đường Kiều Phú (huyện Quốc Oai);  Đường Nội Bài (huyện Sóc Sơn); Đường Đền Sóc (huyện Sóc Sơn); Đường Phạm Tu (huyện Thanh Trì); Đường Từ Giấy (huyện Thường Tín); Đường Dương Chính (huyện Thường Tín).

Điều chỉnh độ dài 02 tuyến đường, phố:  Phố Hà Kế Tấn (quận Hoàng Mai): Cho đoạn từ điểm cuối phố Hà Kế Tấn tại cầu Lê Trọng Tấn đến ngã tư giao cắt phố Định Công tại cầu Định Công; Đường Dương Đức Hiền (huyện Gia Lâm): Cho đoạn từ điểm cuối đường Dương Đức Hiền tại UBND xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm đến ngã ba giao cắt đường vào Trường đại học công nghệ Dệt may Hà Nội.
Năm 2022, TP. Hà Nội đã có 1.338 đại lộ, đường, phố, ngõ và công trình công cộng được đặt tên, trong đó có 847 phố, 283 đường, 01 đại lộ, 41 công trình công cộng, 166 ngõ. Phân loại theo tên gọi, có 563 tuyến đường, phố, ngõ và công trình công cộng mang tên danh nhân; 543 tuyến mang tên địa danh; 232 tuyến dạng tên khác (tên di tích lịch sử văn hóa, sự kiện lịch sử, danh từ chung, quốc hiệu nước Việt Nam ở một số thời kỳ lịch sử...).

HÀ PHƯƠNG

Ý kiến bạn đọc