Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Dán “giấy thông hành” cho đào trồng

Thứ Tư 13/01/2021 | 10:25 GMT+7

VHO- Huyện Vân Hồ (Sơn La) sẽ dán tem nhận biết nguồn gốc cho 500ha đào nhà do người dân trồng, để được phép buôn bán, vận chuyển trong dịp Tết.

  Đào được người dân trồng trên các sườn núi

Văn bản số 3864 của UBND huyện Vân Hồ trình UBND tỉnh Sơn La cho biết, huyện có 500ha trồng cây đào bán dịp Tết. Trong đó xã Lóng Luông 300ha, xã Vân Hồ 200ha, tất cả đều trồng tập trung trên nương, đồi của người dân sở tại. UBND huyện Vân Hồ cho biết, qua các phương tiện thông tin đại chúng, người dân rất lo ngại về việc không bán được đào (trồng) trong dịp Tết Nguyên đán nếu không được xác thực về nguồn gốc, xuất xứ.

Nhiều năm qua, người dân huyện Vân Hồ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chủ yếu là các loại cây ăn quả thay thế cho cây ngô, dong, sắn. Tại hai xã Lóng Luông, Vân Hồ bà con trồng giống đào Pháp để lấy quả và đào bản địa để bán gốc, bán cành chơi Tết Nguyên đán. Cây đào mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho người dân nơi đây, phù hợp với địa hình, tập quán canh tác của người dân bản địa. Qua khảo sát cho thấy, các xã Lóng Luông, Vân Hồ không có cây đào rừng. UBND huyện Vân Hồ kiến nghị UBND tỉnh báo cáo, đề xuất với Chính phủ, Bộ NN&PTNT cho phép người dân được khai thác, buôn bán, vận chuyển cành đào, gốc đào trồng, tránh nhầm lẫn giữa đào bản địa trồng tại vườn, nương của gia đình với đào rừng; cho phép huyện tổ chức Lễ hội hoa đào năm 2021, làm tem dán nhãn cho đào trồng của Vân Hồ. Việc dán tem xác thực nguồn gốc đối với đào trồng sẽ được giao xuống các xã. Căn cứ trên số liệu thống kê diện tích, số lượng gốc đào trồng của các hộ dân, huyện phát ra số tem tương ứng. Tem xác thực nguồn gốc sẽ được dán trên cây đào, cành đào trước khi khai thác, là “giấy thông hành” trong quá trình vận chuyển về xuôi.

Ông Tếnh A Chìa, Chủ tịch xã Lóng Luông khẳng định, đào là cây ăn quả của bà con. Từ thời ông cha, người dân trồng xung quanh nhà, trên nương… để thu hoạch quả, không phải là cây mọc dại. Bản chất của cây đào bản địa là cây tán thấp, khi trưởng thành cao bình quân 3-4m, ưa sáng, thời gian sinh trưởng không dài, chỉ trên dưới 10 năm. Diện tích trồng đào của xã Lóng Luông là 300ha, chiếm 40,5% các loại cây ăn quả của toàn xã. Thực tế, trên địa bàn xã Lóng Luông hiện nay không có cây đào rừng mọc tự nhiên. Toàn bộ diện tích đào hiện nay là do người dân trồng và chăm sóc trên đất nông nghiệp, là cây phát triển kinh tế của địa phương.

UBND huyện Vân Hồ đã thiết kế 2 mẫu tem, kích thước dài 15cm và 20cm. Nguồn kinh phí để thực hiện in tem được xã hội hóa.

TH.BÌNH

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top