Ngăn chặn thuốc lá điện tử xâm nhập vào Việt Nam: (Bài cuối): Không thể thí điểm loại sản phẩm gây hại cho con người

VHO- Thuốc lá điện tử (TLĐT) có chứa nicotine là chất gây nghiện và sản phẩm gây nghiện chỉ có một con đường, đó là bắt đầu sử dụng, gia tăng sử dụng, bắt đầu nghiện và khó cai nghiện được. Do đó không thể thí điểm quản lý một loại sản phẩm đã được chứng minh gây hại cho con người.

Sản phẩm có hại cho con người, không thể thí điểm

Đây là khẳng định của bà Trần Thị Trang, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) khi nói về vấn đề thí điểm quản lý TLĐT tại Việt Nam. Bà Trang đưa ra dẫn chứng tại Mỹ - khi cho phép lưu hành TLĐT thì trẻ em sử dụng năm 2017 là 19,6 % và đến năm 2019 thì đã là 31,2%. Sau đó Mỹ phải cấm các sản phẩm TLĐT cùng một số điều kiện khác, khiến cho sản phẩm của một số công ty cũng cấp TLĐT hàng đầu không được đưa ra thị trường. Bởi không có dữ liệu chứng minh sản phẩm này ít các hoạt chất độc hại đối với cộng đồng và những người trẻ tuổi khi sử dụng TLĐT. Kết quả là tỉ lệ trẻ hút thuốc lá ở Mỹ đã giảm xuống.

Ngăn chặn thuốc lá điện tử xâm nhập vào Việt Nam: (Bài cuối): Không thể thí điểm loại sản phẩm gây hại cho con người - Anh 1

Nhiều loại thuốc lá điện tử núp dưới các hình thức khác nhau để thu hút giới trẻ

Hiện nay, trên thế giới có 32 quốc gia đánh thuế TLĐT, 79 quốc gia  ra quy định quản lý đối với thuốc lá điện tử rất chặt chẽ... Trong khi đó, ngành công nghiệp thuốc lá tại Việt Nam đòi hỏi Chính phủ  phải có một chính sách quản lý đối với thuốc lá điện tử.

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng có khoảng 18.000 hương vị trong dung dịch TLĐT và khi trộn với nhau thì mỗi năm các doanh nghiệp thuốc lá có thể nộp hồ sơ cho khoảng 500.000 sản phẩm thuốc lá mới. Chúng ta có thể hình dung về thị phần và độ bao phủ của sản phẩm này đến thanh thiếu niên lớn như thế nào. “Trong TLĐT có chất gây nghiện là nicotine và sản phẩm gây nghiện chỉ có một con đường. Đấy là bắt đầu sử dụng, đây là bắt đầu nghiện, gia tăng sử dụng sản phẩm  và khó cai nghiện được”, bà Trang nhấn mạnh

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo các quốc gia trong việc cân nhắc cao đối với mục tiêu vì sức khỏe để cấm hoặc quản lý các sản phẩm thuốc lá. Nếu quản lý chặt chẽ thì phải ngăn chặn sự bắt đầu sử dụng TLĐT của những người không hút thuốc là như trẻ vị thành niên và các nhóm dễ bị tổn thương, giảm thiểu nguy cơ sức khỏe cho họ.

Từ trước đến nay Bộ Y tế nhất quán với quan điểm là không cho phép thí điểm các sản phẩm có hại cho sức khỏe và  nhiều lần gửi công văn lên Chính phủ cũng như kiến nghị trong Bộ Công thương về nội dung này. “Bởi vì cho phép lưu hành TLĐT sẽ dẫn tới những hệ luỵ về sức khỏe, kinh tế -xã hội và nhiều vấn đề khác. Hiện nay Việt Nam chưa đưa ra quy định cấm nhưng không cho thí điểm các sản phẩm TLĐT.

Ngược lại, Bộ Công thương đề xuất cho phép thí điểm trong khoảng 2 -3, năm sau đó đánh giá, tổng kết và đưa ra quyết định quản lý hay cấm TLĐT. “Tuy nhiên, tôi cho rằng phương án thí điểm là không nên. Không thể thí điểm những cái nguy hại về mặt pháp lý cũng như yêu cầu khác. Đây là sản phẩm có hại và không thể nào thí điểm có hại. Không thể chờ xem sản phẩm có hại đến mức nào, tác động đến mức nào rối quyết định cấm hay không. Xét về khía cạnh đạo đức thì không thể”, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế phân tích.

Cũng theo bà Trần Thị Trang, với việc cho phép lưu hành TLĐT là dễ dàng chấp nhận để trẻ em bắt đầu sử dụng thuốc lá và chúng ta biết chắc rằng, trong 10 đứa trẻ sử dụng thì một đứa trẻ cai được thuốc lá là rất khó trong tương lai. Như vậy là nếu chúng ta không bảo vệ trẻ em, vô tình chúng ta đã để cho trẻ bắt đầu hút thuốc lá.

Cần tăng thuế thuốc lá

Bác sĩ Trần Tuấn Lâm, chuyên gia WHO tại Việt Nam cho rằng để TLĐT là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh không lây nhiễm như COPD, cao huyết áp, tim mạch…. Để có thể hạn chế sự gia tăng bệnh không lây nhiễm, cần thực hiện nhiều giải pháp.

Ngăn chặn thuốc lá điện tử xâm nhập vào Việt Nam: (Bài cuối): Không thể thí điểm loại sản phẩm gây hại cho con người - Anh 2

Tăng thuế để tăng giá thành thuốc lá, giảm tiếp cận ở trẻ em

Trong đó giảm sự tiếp cận, sử dụng thuốc lá. Để giải quyết vấn đề này thì cần giảm sức mua bằng cách tăng thuế thuốc lá; ban hành và thực thi luật về môi trường không khói thuốc; nâng cao nhận thức về tác hại thuốc lá thông qua cảnh báo sức khoẻ và các chiến dịch truyền thông. Cấm hoàn toàn quảng cáo, khuyễn mại và tài trợ thuốc lá.

Tổ chức Y tế thế giới ghi nhận các thành quả đáng khích lệ mà Việt Nam đã đạt được trong việc giảm tiêu thụ thuốc lá điếu trong thời gian qua; lượng tiêu thụ thuốc lá đã giảm nhẹ trong vài năm gần đây. Tuy nhiên, bà Bà Angela Pratt - Trưởng Đại diện của WHO cho rằng, Việt Nam cần phải có hành động quyết liệt hơn nữa để tỉ lệ tiêu thụ thuốc lá giảm mạnh hơn nhằm đạt mục tiêu đã đề ra. Về vấn đề thuế, câu trả lời đơn giản là mức thuế áp dụng hiện nay chưa đủ cao để tác động đến hành vi tiêu dùng.

“Chúng ta đều biết rằng, tăng thuế thuốc lá là biện pháp hiệu quả nhất để giảm mức tiêu thụ nhanh và trong thời gian ngắn. Do đó, chúng tôi đề xuất Chính phủ cân nhắc áp dụng mức thuế cao nhất có thể để đạt được hiệu quả giảm tiêu thụ thuốc lá trong thời gian tới. Giá bán lẻ thuốc lá ở Việt Nam rất rẻ, rẻ hơn hầu hết các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Thực tế ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy các sản phẩm thuốc lá càng ngày càng rẻ. Giá gần như không thay đổi, trong khi thu nhập người dân tăng lên nên sức mua ngày càng cao và việc mua ngày càng dễ dàng hơn. Vì thế, chúng ta cần phải làm cho giá thuốc lá trở nên đắt đỏ để có thể gần như ngay lập tức tác động đến mức tiêu thụ sản phẩm này. Như vậy sẽ cần có mức tăng thuế thuốc lá đủ cao để tăng giá thành của thuốc lá”, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam nhấn mạnh.

Cùng với đó, các chuyên gia cũng khuyến cáo các lực lượng chức năng cần tăng cường giám sát vi phạm khi mua – bán TLĐT trên mạng và kiểm soát hàng lậu qua biên giới nhằm giảm nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng tới giới trẻ và gánh nặng bệnh tật sau này.

QUỲNH HOA

Ý kiến bạn đọc