Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Lang thang cùng nghệ sĩ ở lễ hội Pháp ngữ

Thứ Tư 01/05/2019 | 10:30 GMT+7

VHO- Sáng sớm trời còn sương mù, mặt trời còn ngủ nướng, đáng lẽ tôi đi xe cùng vợ chồng nghệ sĩ ưu tú Tăng Thanh Sơn, nhưng do xe phải chở dụng cụ âm nhạc và lỉnh kỉnh đồ, nên anh Cao Đông, chánh văn phòng Trung tâm văn hóa Việt Nam (TTVHVN) tại Pháp đến đón tôi đi tham dự lễ hội Pháp ngữ tại Yèbles cách Paris 60km.

 Nghệ sĩ Thanh Sơn và Thanh Ngọc biểu diễn trước khán giả Pháp ở Yèbles

Từ giám đốc Nghiêm Xuân Đông đến nhân viên cùng nghệ sĩ phải làm tất. Chỉ bốn người nên mọi việc đến tay. Chế độ tư bản thời đại @ không có chuyện người bóc lột người ở Pháp. Xã hội đã thay đổi. Bà Thị trưởng cũng có mặt từ sáng như mọi người. Nghệ sĩ, giám đốc, chánh văn phòng TTVHVN cũng kiêm đủ chức năng. Họ vừa lái xe, vừa khuân vác, sắp xếp đồ đạc. Cao Đông vừa kiêm chân phiên dịch. Nghệ sĩ Thanh Ngọc cứ tưởng chỉ lả lướt áo dài ngồi chờ lên diễn, hóa ra chị cũng phải xắn tay cùng anh em làm việc. Các phu nhân đâu chỉ đến dự, họ đều nhiệt tình tham gia. Sắp xếp xong, nghệ sĩ chuyên nghiệp và các phu nhân mới vội đi thay áo dài. May mắn trời hửng nắng. Mọi người bỏ tạm được cái áo khoác. Những chiếc áo dài tha thướt Việt Nam tung bay xuất hiện trong lễ hội.

Nghệ sĩ Thanh Sơn luôn luôn sợ mấy cái đàn gẫy. Anh chăm đàn còn hơn chăm cả con. Đàn chỉ là mấy ống tre nứa, làm thủ công nên vô ý là coi như bó tay. Vì thế tự tay anh phải lo di chuyển đàn bầu, đàn ống, đàn nguyệt… Đàn bầu ngày nay được cải tiến gấp đi vận chuyển đơn giản, tôi không hiểu tại sao anh không dùng loại đó. Anh cầu kỳ mang cây đàn bầu bằng tre, bốn chân cũng bằng tre. Anh giải thích “đàn bầu gấp không chuẩn âm được. Cả cây đàn chỉ có một dây, nếu bị gấp dù chỉ một tí, tiếng đàn cũng đục. Cây đàn đại diện duy nhất cho nhạc cụ dân tộc Việt ra nước ngoài, nên anh muốn phải mang một hình ảnh đẹp và sự khéo léo của ông cha nghệ sĩ xưa đã chế ra nó”. Hai nghệ sĩ Thanh Sơn và Thanh Ngọc rất cẩn thận lo xong đàn. Không có dàn nhạc phụ họa, anh lại phải dùng băng ghi, rồi nhờ mấy người bạn Pháp đưa vào máy… Anh tâm sự: “Em lo nhất người nước ngoài nghe xong người Việt biểu diễn sẽ không muốn quay lại. Ấn tượng rất quan trọng”. Nhiều Việt kiều cứ tưởng biết chơi lăng nhăng tự nhận là nghệ sĩ đi biểu diễn cho người nước ngoài, đúng là một thảm họa. Họ không biết rằng chính họ đã làm xấu đi giá trị nghệ thuật âm nhạc dân tộc Việt.

 Để thành thục một cây đàn đòi hỏi phải học rất nhiều năm. Để chơi một bài chuẩn cũng phải tập vài tháng. Không phải ai tập nhiều năm cũng trở thành nhạc công điêu luyện. Nhạc sĩ kiêm nhạc công Giang Thao chơi đàn nguyệt điêu luyện đã thu hút người Pháp lần đầu tiên đến tham dự triển lãm hội họa “Một thoáng Hà Nội” do hội Aurore - Ánh Sáng tại Pháp tổ chức ở Arcueil. Có một lần tôi nói chuyện với ông Aurélien, chỉ huy dàn nhạc Pháp nổi tiếng ông từng điều khiển nhiều buổi hòa nhạc ở Opéra Paris, ông nói “Tôi rất ấn tượng và bị chinh phục bởi tiếng đàn bầu dân tộc của bà. Cái đàn có một dây mà chơi được nhiều bản nhạc phức tạp như đàn piano. Tôi mong có dịp được một lần xem biểu diễn”. Đến hẹn lại lên, đó chính là khát vọng của người nghệ sĩ đam mê thực thụ.

Hai ngày lễ diễn ra, hai vợ chồng nghệ sĩ Thanh Sơn và Thanh Ngọc đã biễu diễn xen kẽ với đoàn nhạc dân tộc của các nước khối Pháp ngữ tham dự. Tiếng đàn bầu, klongput Việt đưa khán giả đến một miền núi Việt Nam thanh bình với tiếng suối róc rách, tiếng chim hót. 

 TRẦN THU DUNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top