Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XIV: Ngành Giáo dục cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm

Thứ Tư 22/05/2019 | 10:34 GMT+7

VHO- Trả lời phỏng vấn báo chí bên hành lang Quốc hội trong phiên thảo luận về Luật Giáo dục (sửa đổi) vào sáng qua 21.5 về hàng loạt vấn đề gây bức xúc, từ việc cô giáo tát học sinh, bạo lực học đường đến gian lận trong thi cử…, đại biểu Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, nếu từ các hiện tượng đơn lẻ này mà đổ hết trách nhiệm cho ngành Giáo dục thì “oan cho ngành này quá”.

 Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: TRẦN HUẤN

 Theo đại biểu Lợi, thầy cô giáo đánh học sinh chỉ là hiện tượng cá biệt chứ không phải phổ biến, không nên vì thế mà qui chụp, biến cái cá thể thành bản chất của ngành Giáo dục: “Như thế thì oan cho các thầy, cô quá. Chúng ta phải bình tĩnh, nhìn nhận vấn đề trên tổng thể quá trình phát triển của xã hội. Còn với riêng ngành Giáo dục, cũng phải rút ra được nhiều kinh nghiệm từ những vụ việc như thế này”. Cũng theo đại biểu Lợi, nếu học sinh có vi phạm thì thầy, cô phải thấy được trách nhiệm của mình trong đó chứ trong giáo dục không thể dùng các biện pháp bạo lực hay động chạm vào cơ thể học sinh được. “Trong những trường hợp như vậy, các thầy cô có thể sử dụng biện pháp răn đe các em bằng việc chấm điểm về đạo đức. Chúng ta có hẳn một môn giáo dục công dân để làm việc này. Sau đó thầy, cô, nhà trường phải kết hợp với gia đình để giáo dục rồi đưa các em vi phạm ra kiểm điểm trước tập thể để các em rút kinh nghiệm. Theo tôi, cách xử lý của giáo viên bằng việc đánh, bạt tai học sinh là tối kiến chứ không phải sáng kiến”, ông Lợi nói.

Về chuyện gian lận trong thi cử, đại biểu Lợi cho rằng có 3 chủ thể dẫn đến tình trạng trên là đối tượng muốn thi đậu, đối tượng muốn tranh thủ kiếm tiền và đối tượng không kiểm soát việc thi cử. “Chắc chắn rằng không ông Bộ trưởng, ông Hiệu trưởng nào chỉ đạo phải nâng điểm đâu. Nếu có chỉ là ngấm ngầm ở một bộ phận nào đó với nhau thôi”, ông Lợi nói và cho rằng về việc xử lý trách nhiệm tại 3 địa phương sai phạm vừa qua là quá chậm trễ và cần phải được nghiêm túc rút kinh nghiệm ngay. Trong đó phải đề cập đến trách nhiệm của người đứng đầu, kể cả ở địa phương, khi không kiểm soát để xảy ra hiện tượng gian lận như vừa qua.

Thảo luận về Luật Giáo dục (sửa đổi), đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) cũng đặt dấu hỏi về vai trò, trách nhiệm của gia đình trong các vụ tiêu cực, gian lận thi cử bị phát hiện thời gian qua. Ông Nhân bày tỏ: “Cái sai của người lớn từ trong gia đình tới xã hội không chỉ là hệ luỵ cho giáo dục mà còn góp phần nhào nặn nên nhân cách con em mình. Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em mình hoàn thành chương trình giáo dục. Tuy nhiên việc tạo điều kiện đó lại đi theo cách thức phi giáo dục như vậy thì liệu gia đình có còn là thành trì bảo vệ các em khỏi cái xấu trong xã hội hay là nơi khởi phát những giá trị lệch lạc trong hình thành nhân cách cho con em mình”.

Cũng theo đại biểu Nhân, sức đề kháng của trẻ em đối với thói hư tật xấu còn yếu ớt trong khi các hành xử lệch chuẩn giữa con người với nhau xảy ra hằng ngày, hằng giờ và không ít xảy ra trong chính ngôi nhà của các em. “Tại sao ngày càng có nhiều “Gia đình văn hoá” song những hành vi lệch chuẩn, phi giáo dục lại có cơ hội bén rễ trong đời sống”, đại biểu này nhấn mạnh và cho rằng khi gia đình và xã hội chưa thể hiện hết trách nhiệm thì một mình nhà trường không đủ sức gồng gánh cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, vốn được xem là nền tảng, phẩm chất một quốc gia.

Cũng trong phiên thảo luận này, đã có 39 đại biểu đăng ký phát biểu và 24 đại biểu được phát biểu trên hội trường. Hầu hết các ý kiến đều tán đồng với dự án Luật cũng như báo cáo thẩm tra do Chủ nhiệm Ủy ban VH, GD, TN, TN&NĐ của Quốc hội Phan Thanh Bình trình bày. Tuy nhiên khá nhiều đại biểu băn khoăn về một số vấn đề còn gây tranh cãi của Luật như việc đề cập đến triết lý giáo dục, những qui định liên quan đến sách giáo khoa, các chính sách đối với thầy, cô giáo, sao cho thu hút được người tài vào ngành Giáo dục để họ yên tâm, cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”…

Tiếp theo chương trình làm việc, chiều 21.5 Quốc hội tiếp tục thảo luận về dự án Luật Kiến trúc. 

  Bàn về chương trình sách giáo khoa, đại biểu Phạm Văn Hoà (Đồng Tháp) cho rằng thực hiện xã hội hoá việc biên soạn sách giáo khoa là cần thiết, tuy nhiên đề nghị Bộ GD&ĐT cần làm rõ để sách giáo khoa sử dụng ổn định, lâu dài chứ không thể mỗi năm thay một đợt sách gây lãng phí. Mặt khác, sách tham khảo do giáo viên bộ môn lựa chọn nhưng cũng phải quy định cụ thể, rõ ràng để phòng ngừa giáo viên lợi dụng sách tham khảo để dạy thêm, học thêm, học sinh nào không học thêm thì không làm được bài tập kiểm tra trên lớp, gây bức xúc trong phụ huynh học sinh.

 

THU SÂM

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top