Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Vì sao thí sinh dự thi chỉ để xét tốt nghiệp tăng?

Thứ Tư 22/05/2019 | 11:01 GMT+7

VHO- Thống kê mới nhất về kỳ thi THPT quốc gia 2019 cho thấy, số lượng thí sinh đăng kí dự thi để chỉ xét tốt nghiệp tăng đáng kể. Cùng với đó, năm nay có khá nhiều thí sinh đăng kí vào các trường cao đẳng nghề, trung cấp thay vì đua nhau đăng kí vào các trường ĐH-CĐ như các năm trước. 

 Thí sinh dự thi THPT 2018 tại điểm thi Trường THPT Yên Viên (huyện Gia Lâm, Hà Nội) Ảnh: HÙNG THANH 

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, nếu năm học 2017 có 190.000 học sinh không đăng ký tham gia xét tuyển đại học thì đến năm học 2018 là 237.320, tăng 5,2% so với năm 2017. Năm 2019 có 887.173 thí sinh dự thi so với con số 925.961 của năm 2018, giảm 4,19%. Trong đó số thí sinh chỉ xét tốt nghiệp 2019 là 233.895 thí sinh, chiếm khoảng 26,4% so với tổng số thí sinh dự thi. 
Học sinh đã xác định được năng lực của mình 
Con số này của năm 2018 là 237.320 thí sinh. Số thí sinh đăng ký xét tuyển vào ĐH là 653.278 thísinh so với con số 688.641 thí sinh của năm 2018, giảm 5,14%. Ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai cũng ở mức hơn 50%. Một số nơi như Nghệ An năm nay cũng có hơn 13000 thí sinh thi chỉ để xét tốt nghiệp. Riêng Lai Châu số thí sinh đăng kí dự thi chỉ để xét tốt nghiệp cao kỷ lục trong những năm gần đây. 
Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó vụ trưởng Vụ giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT) nhận xét, năm nay số lượng học sinh chỉ đăng ký thi để xét tốt nghiệp THPT gia tăng phản ánh sự thay đổi về tư duy chọn nghề đối với học sinh và phụ huynh, nhận biết được sự thay đổi về nhu cầu nhân lực trong xã hội. Học sinh cũng xác định rõ được năng lực của mình để chọn phương thức hướng nghiệp, trong đó có tác động của nhu cầu lao động tay nghề cao trong thời đại mới. Một Thứ trưởng Bộ LĐ,TB&XH cho rằng, sự chuyển đổi mạnh mẽ của các trường nghề đã tạo sức hút mạnh mẽ đối với thí sinh. Họ thỏa mãn được những băn khoăn của học sinh hướng nghiệp là học xong làm việc ở đâu, lương bao nhiêu và cơ hội phát triển, thăng tiến..., đặc biệt là sau khi học và làm nghề thì cơ hội học đại học tiếp sẽ như thế nào, rồi sự kết hợp của các trường nghề với doanh nghiệp đã đạt được mục tiêu là tuyển dụng học sinh chứ không phải tuyển sinh... 
Vì sao nhiều học sinh chọn trường nghề? 
Lý giải hiện tượng năm nay giảm số lượng thí sinh đăng kí thi vào các trường ĐH, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng hàng năm, nước ta có trung bình gần 1 triệu học sinh tốt nghiệp THPT, phần lớn trong số đó đều chọn con đường thi vào các trường đại học. Thế nhưng do chỉ tiêu có hạn nên chỉ có hơn 400.000 học sinh đạt được nguyện vọng của mình và khoảng 370.000 học sinh chọn học tại các trường dạy nghề (Cao đẳng, trung cấp nghề). Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đang tồn tại ở nước ta là “thừa thầy thiếu thợ”. 
Trong tình hình đó, xu hướng học sinh không lựa chọn đại học mà chuyển hướng sang học nghề là dễ hiểu. Ngoài hiện trạng năm nay số lượng thí sinh đăng ký thi THPT chỉ để lấy kết quả tốt nghiệp gia tăng, còn có khá nhiều thí sinh có đăng ký xét tuyển ĐH nhưng thực tế dùng kết quả đó để học nghề. Bởi vào các trường nghề có vẻ dễ hơn vào ĐH, học nghề thời gian ngắn, ít tốn kém, ra trường dễ tìm việc làm. Xu hướng học nghề đang ngày một gia tăng là tín hiệu tích cực, một kết quả tốt trong phân luồng sau trung học phổ thông ở nước ta hiện nay. Cùng với sự phát triển ngày càng hoàn thiện hơn của thị trường lao động, tinh thần “khởi nghiệp” của lớp trẻ, các phụ huynh và thí sinh ngày càng có sự lựa chọn phù hợp hơn, không cố sức vào đại học mà đã cân nhắc rất cẩn thận việc học cấp nào, trường nào, ngành gì để đáp ứng yêu cầu nhu cầu tuyển dụng lao động… 
Thế nhưng cũng có nhiều chuyên gia cho rằng, hiện tượng có tỷ lệ lớn học sinh các tỉnh vùng cao, miền núi, nông thôn đăng kí thi THPT quốc gia chỉ lấy kết quả xét tốt nghiệp phần nào phản ánh tình trạng học lực không đồng đều giữa các vùng miền. Nguyên nhân tình trạng đó có thể là do điều kiện tiếp cận giáo dục, phương pháp giáo dục còn có những bất cập. Một nguyên nhân khác được chỉ ra là ngay cả phương thức thi THPTquốc gia tuy đã được rút kinh nghiệm, có nhiều đổi mới nhưng vẫn chưa giải quyết được triệt để những bất cập phát sinh trong quá trình thưc hiện. 

 VŨ PHƯỢNG 

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top