Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Luật Thư viện sẽ góp phần phát triển sự nghiệp thư viện, phát triển văn hóa đọc

Thứ Năm 23/05/2019 | 15:20 GMT+7

VHO-Chiều 23.5, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện đã trình bày Tờ trình về dự án Luật Thư viện. Theo đó dự thảo Luật Thư viện có 7 Chương, 51 Điều đã được soạn thảo kỹ lưỡng, tiếp thu đầy đủ các ý kiến đóng góp.

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện trình bày Tờ trình về dự án Luật Thư viện

Theo Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, dự án Pháp lệnh Thư viện được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 28.12.2000 đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động thư viện, góp phần thúc đẩy sự nghiệp thư viện phát triển, phục vụ nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu và giải trí của người dân.

Tuy nhiên sau hơn 18 năm thi hành, Pháp lệnh Thư viện đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế như chưa bao quát được hết mọi vấn đề, quan hệ xã hội mới phát sinh. Mặt khác, sự phát triển và thay đổi của hệ thống pháp luật Việt Nam, Hiến pháp 2013, các đạo luật quan trọng được ban hành khiến nhiều quy định của Pháp lệnh không còn phù hợp.

Vì thế, Luật Thư viện được ban hành sẽ góp phần tạo hành lang pháp lý phát triển sự nghiệp thư viện; phát triển văn hóa đọc; khuyến khích cộng đồng, xã hội tham gia và thiết lập cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong hoạt động thư viện; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước; tạo cơ sở pháp lý nâng cao năng lực để thư viện thực hiện tốt vai trò là trung tâm thông tin, văn hóa, giáo dục hữu ích, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin, lợi ích hưởng thụ văn hóa và học tập suốt đời của nhân dân, góp phần truyền bá tri thức nhân loại, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc, xây dựng xã hội học tập và phát triển con người Việt Nam toàn diện.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, dự thảo Luật Thư viện đã kế thừa có chỉnh lý, sửa đổi bổ sung 18 điều, quy định mới 33 điều so với Pháp lệnh

Về quan điểm, dự án Luật Thư viện được xây dựng sẽ tiếp tục thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần hoàn thiện và đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, phù hợp với thông lệ và cam kết quốc tế; khẳng định vai trò của thư viện đối với sự phát triển văn hóa, con người, góp phần nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam; mở rộng chức năng và hoạt động để tăng cường năng lực cung ứng dịch vụ công song hành với tăng cường tính tự chủ của thư viện.

Đồng thời Luật Thư viện sẽ thúc đẩy việc đa dạng hóa các loại hình thư viện, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thư viện, đẩy mạnh xã hội hóa để phát huy các nguồn lực trong xã hội, tạo điều kiện cho người dân có thêm cơ hội tiếp cận thông tin, tri thức phục vụ nhu cầu học tập suốt đời.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cùa Quốc hội Phan Thanh Bình trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật

Trong quá trình xây dựng dự án Luật Thư viện, cơ quan chủ trì soạn thảo đã tập trung cung cấp kinh nghiệm quốc tế của một số nước châu Âu, một số bang của Hoa Kỳ và một số nước châu Á có điều kiện gần với Việt Nam như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc để hoàn chỉnh dự án Luật .

“Việc xây dựng dự án Luật Thư viện đã tuân thủ đầy đủ quy trình soạn thảo theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; bám sát 6 chính sách và 7 giải pháp được xác định trong Báo cáo đánh giá tác động của các chính sách trong dự án Luật. Dự án Luật đã được Chính phủ thông qua tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1.2019. Dự án Luật đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại 2 phiên họp thứ 32 và 33 . Trên cơ sở ý kiến góp ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Báo cáo thẩm tra sơ bộ của các Ủy ban của Quốc hội, dự án Luật đã được tiếp tục tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện”, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho biết.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, dự thảo Luật Thư viện đã kế thừa có chỉnh lý, sửa đổi bổ sung 18 điều, quy định mới 33 điều so với Pháp lệnh.

Sau khi Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đọc Tờ trình, Quốc hội cũng đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thư viện trong đó khẳng định sự cần thiết phải xây dựng Luật.

Ông Bình cũng cho biết Ủy ban nhất trí với tên gọi, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của dự án Luật cũng như có những góp ý cụ thể vào một số điều, khoản, nội dung của Luật. 

Trong chiều 23.5, Quốc hội cũng đã tiến hành thảo luận ở tổ về dự án Luật Thư viện, dự án Luật Kiểm toán nhà nước. Trước đó trong buổi sáng cùng ngày, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

THU SÂM; ảnh: TRẦN HUẤN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top