Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Ngăn chặn tình trạng xây dựng tùy tiện tại di tích

Thứ Hai 27/07/2020 | 10:43 GMT+7

VHO- Những vi phạm trong hoạt động xây dựng, trùng tu và tôn tạo di tích trên địa bàn Hà Nội thời gian qua đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tới công tác bảo vệ và phát huy giá trị các di sản. Nhiều bất cập phản ánh tình trạng xây dựng công trình không phép, trái phép trong khu vực bảo tồn di tích; tu bổ, tôn tạo di tích không tuân thủ trình tự, thủ tục pháp luật...

 Một công trình vi phạm trật tự xây dựng trong khu vực I di tích Làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây) Ảnh: MIÊN HẠO

Điều này không chỉ gây bức xúc trong dư luận mà còn đặt ra nhiều thách thức trong công tác quản lý và hoạt động thanh, kiểm tra nhằm hạn chế sự tùy tiện, phá hỏng di tích.

Trước đó là những vụ việc vi phạm đình đám khác như tháo dỡ, xây mới toàn bộ đình Lương Xá (huyện Ứng Hòa); hạ giải, xây dựng trái phép một số hạng mục tại chùa Trăm Gian (huyện Chương Mỹ); xây mới và lắp đặt nhiều hạng mục không phù hợp trong không gian ở chùa Khúc Thủy (huyện Thanh Oai), việc tự ý xây dựng, tu bổ xảy ra tại chùa Đồng Quang (quận Đống Đa)... Kết quả một chương trình khảo sát mới đây của Hà Nội về công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa hồi cho thấy, trên địa bàn thành phố còn tồn tại nhiều trường hợp tự ý xây dựng, tu bổ di tích khi chưa có thỏa thuận của cơ quan quản lý văn hóa có thẩm quyền. Bên cạnh đó, nhiều di tích còn tồn tại hiện tượng tự ý tu sửa, sơn thếp tượng, hiện vật, đồ thờ; đưa các loại vật liệu xây dựng, tiếp nhận công đức các hiện vật, bày đặt vị trí không phù hợp với di tích...

Tại làng cổ Đường Lâm (thôn Đông Sàng, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội), mới đây, UBND thị xã đã phải lên kế hoạch cưỡng chế, giải tỏa những trường hợp bất hợp tác nhằm phục hồi nguyên trạng cảnh quan, không gian di tích sau nhiều lần tuyên truyền, vận động chủ đầu tư chủ động tháo dỡ, khắc phục vi phạm trong trật tự xây dựng tại khu vực I của di tích. Theo BQL Di tích Làng cổ Ðường Lâm, những công trình cần cưỡng chế đợt này có nhiều kiểu vi phạm khác nhau, điển hình như tự ý xây dựng, sửa chữa không xin phép cơ quan chức năng; có giấy phép xây dựng, sửa chữa, nhưng thực hiện không đúng thiết kế.

Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, ngăn chặn kịp thời những vi phạm ảnh hưởng tới công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản, Sở Xây dựng Hà Nội mới đây đã ban hành văn bản về việc đẩy mạnh kiểm tra, xử lý công trình xây dựng, phục dựng, tu bổ, tôn tạo không phép, trái phép tại các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn thành phố. Theo lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội, Sở đã đề nghị các quận, huyện, thị xã chỉ đạo cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các công trình xây dựng không phép, trái phép, đặc biệt là công trình xây dựng, phục dựng, tu bổ, tôn tạo không phép, trái phép tại các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn thành phố.

HÀ PHƯƠNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top