Theo bầy sếu xoải bay trong mù

VHO- Thoáng chốc mà đã hơn 2 tháng, nhà thơ, nhà báo, PGS.TS Vũ Duy Thông rời xa cõi tạm để “theo bầy sếu xoải bay trong mù”. Từ đó đến nay, đã có hàng trăm bài báo viết về sự ra đi của ông. Bạn bè và người yêu mến thơ ông vẫn nhớ về con người sống ân tình với những câu thơ tinh tế, giàu cảm xúc và đau đáu thời cuộc…

Theo bầy sếu xoải bay trong mù - Anh 1

 Nhà thơ Vũ Duy Thông (trái) khi là phóng viên chiến trường (nguồn Viettimes)

 Lần đầu tiên tôi gặp Vũ Duy Thông khoảng năm 1998 hay 1999. Đó là dịp kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng (21.6), tôi đề xuất với Trung tâm Báo chí của Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức cuộc giao lưu với các nhàthơ làm công tác quản lý báo chí vàanh làmột trong số những người tôi nghĩ đến đầu tiên. Lý do, thứ nhất, anh là Vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản vàthứ hai, tôi đã từng đọc và thích nhiều tác phẩm của anh.

Lần đó, tuy được Đài Truyền hình Việt Nam phát đi phát lại nhiều lần nhưng công bằng, tôi chưa làm tròn vai trò người dẫn chương trình của mình. Hình như nhận thấy sự thất vọng của tôi, sau buổi ghi hình, anh rủ tôi đi ăn trưa ở một nhà hàng khá sang, tất nhiên là so với thời điểm đó. Tôi nhớ vì đây là lần đầu tiên tôi được ngồi với một ông “quan” trong làng báo, trên bàn ăn còn có khăn trải bàn trắng và một lọ hoa. Với một phóng viên làng nhàng, từ quê mới lên Hà Nội như tôi thời điểm đó thì đây như một “sự kiện”. Trong bữa ăn, thấy tôi có vẻ không vui, anh nói, ai lần đầu đứng trước máy ghi hình cũng khó tránh khỏi lúng túng và khẳng định chương trình đã thành công tốt đẹp. Biết là anh động viên, an ủi nhưng tôi cũng tự tin và ấm lòng. Kể từ đó, thỉnh thoảng có dịp, anh lại gọi tôi đi cùng để “có thằng nghe tao đọc thơ”, như lời anh hay nói.

Vũ Duy Thông ân tình với bè bạn. Vào Google, tra “Vũ Duy Thông + ân tình” có khoảng 16.400.000 kết quả (0,65 giây) trong hàng trăm bài viết. Nhiều nhà thơ, nhà báo, bè bạn đã viết về anh với sự trân trọng, niềm tiếc thương và về cả lối sống trọng tình trọng nghĩa của anh. Không chỉ ân tình với bè bạn, anh còn ân tình với cả linh hồn những người đã khuất.

Một người bạn tôi là cán bộ ở một ban Đảng kể lại một kỷ niệm với Vũ Duy Thông: “Vào tháng 4.1998, tôi tham gia chuyến đi của đoàn cán bộ ra thăm Trường Sa. Một số phóng viên báo chí và văn nghệ sĩ, trong đó có cả nhà thơ Vũ Duy Thông, đang là Vụ trưởng Vụ Báo chí cũng tham gia đoàn. Lúc tàu bắt đầu đến khu vực Gạc Ma, đoàn dừng lại, tổ chức lễ mặc niệm 64 liệt sĩ đã anh dũng hy sinh ở đảo này ngày 14.3.1988. Khi buổi lễ sắp sửa bắt đầu, nhà thơ Vũ Duy Thông vội vàng chạy về chỗ ngủ của mình trên tàu rồi quay lại với một bọc nilon nhỏ trên tay, nét mặt rất nghiêm trang. Tôi hỏi khẽ: “Cái gì thế anh?”. Vẻ mặt đầy thành kính, Vũ Duy Thông gần như thì thầm “Đất!”. Một phút ngỡ ngàng trôi qua, tôi nghe anh nói tiếp, giọng rưng rưng: “Anh em nằm giữa biển mênh mông, chỉ toàn nước là nước. Mình mang một nắm đất ra, gọi là có chút hơi ấm đất liền để anh em bớt lạnh”. Nói rồi, hai hàng nước mắt anh rơi xuống, và tôi cũng khóc. Tôi lặng người nhìn anh mở cái bọc nhỏ, từ từ buông nắm đất xuống biển. Xung quanh, mọi người đang tập trung hướng về trung tâm của buổi lễ, không ai nghe được câu chuyện của chúng tôi. Trở về sau chuyến đi, tôi hay nghĩ đến anh. Tôi không thể quên hình ảnh anh lặng lẽ rời đám đông rồi lặng lẽ quay lại, từ từ buông nắm đất xuống lòng biển khơi. Mãi sau này tôi mới biết Vũ Duy Thông cũng từng là một phóng viên mặt trận, lăn lộn ở chiến trường miền Trung ác liệt”.

Câu chuyện của người bạn khiến tôi xúc động. Là tác giả của những câu thơ tinh tế, giàu xúc cảm: “Ta là kẻ bị ru <><>ng huye<><>c/ Bị nu<>o<><><><><><><>o<><><>o<>ng mỏng/ Ta ye<><><><>”, trái tim nhạy cảm của thi sĩ VũDuy Thông đã rung lên khi nghĩ về những người lính trẻ đã âm thầm nằm xuống giữa lòng biển mênh mông. Chắc anh đã phải nhiều ngày đêm đau đáu về họ, về nỗi nhớ quê hương của những người lính, về tình yêu thương đất mẹdành cho các anh... nên anh mới âm thầm mang theo bên mình một nắm đất trong một chuyến đi đầy vất vả như thế.

Tôi thầm nghĩ, nếu có kiếp sau, Vũ Duy Thông sẽ vẫn theo nghiệp văn chương, báo chí và biết đâu giờ này, ông đang phiêu diêu cùng những đám mây nơi Hoàng Sa - Trường Sa để đọc thơ cho linh hồn các anh hùng liệt sĩ đã vì non sông đất nước này mà ngã xuống, như những câu thơ mà anh đã viết: “Mai sau trên nhng bãi cồn / Đng tìm tôi dưới cỏ non xanh dày / Bởi tôi đã có phút giây / Tng theo bầy sếu xoải bay trong mù”…

 BÙI HOÀNG TÁM

Ý kiến bạn đọc