Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Người “giữ lửa” nhạc cụ Mã La

Thứ Sáu 21/01/2022 | 07:59 GMT+7

VHO- Dù còn gặp nhiều khó khăn trên hành trình bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, nhưng với cương vị là Bí thư Đảng ủy xã Phước Hà, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận), ông Tà Thía Banh luôn gương mẫu, nỗ lực hết mình với công việc. Ông là nghệ nhân ưu tú tích cực góp nhặt những tinh hoa, nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình để lưu giữ và truyền lại cho thế hệ sau.

 Ông Tà Thía Banh dạy các em học sinh đánh Mã La

 Là xã vùng cao có hơn 950 hộ sinh sống, trong đó đồng bào Raglai chiếm 95% dân số, âm nhạc và các giá trị truyền thống của dân tộc có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần của bà con Phước Hà. Để bảo tồn những giá trị, nét đẹp ấy, nhiều năm qua, ông Tà Thía Banh cùng chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm và chú trọng thực hiện công tác đưa văn hóa dân tộc vào trường học. Hiệu quả không chỉ dừng lại ở việc ngày càng có đông học sinh biết sử dụng nhạc cụ, am hiểu văn hóa truyền thống mà còn hun đúc niềm tự hào dân tộc cho các em. Để mai đây, các em sẽ là thế hệ kế cận bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của cha ông để lại.

Được ví như “cây đại thụ” về nhạc cụ dân tộc Raglai, ông Banh không chỉ đánh đàn Mã La hay mà còn rất tâm huyết trong nghiên cứu, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Ông Banh, “từ nhỏ tôi được gia đình quan tâm và dạy cách đánh Mã La nên đã hun đúc cho tôi niềm tự hào sâu sắc với văn hóa của dân tộc mình. Khi trưởng thành, tôi lại tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm nhiều kiến thức về văn hóa thông qua các già làng, nghệ nhân. Qua quá trình dày công tìm hiểu, tôi đã soạn thảo nhiều tài liệu về cách sử dụng, các bài nhạc gõ Mã La, Chapi để lưu truyền lại cho thế hệ con cháu”.

Càng yêu quý những giá trị đặc sắc của văn hóa dân tộc, ông càng trăn trở phải làm thế nào để giữ gìn và phát huy trước nguy cơ bị mai một, thất truyền. Năm 2010, ông vận động các tộc họ tại địa phương lưu giữ các bộ Mã La, không để thất lạc hoặc bán ra thị trường. Hơn nữa, ông cùng các nghệ nhân, tộc trưởng đứng ra mở các lớp đánh Mã La trong khu dân cư. 2015 là năm ghi dấu ấn cho việc bảo tồn, bởi ông phối hợp với Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT), THCS Phước Hà đưa nhạc cụ Mã La vào giờ sinh hoạt ngoại khóa cho học sinh. Và cứ thế suốt gần 6 năm qua, đã thành thông lệ vào chiều thứ 3 hằng tuần, sau giờ tan học, ông cùng nghệ nhân trong xã luân phiên hướng dẫn học sinh cách đánh Mã La, cách phân biệt các bài nhạc gõ sao cho phù hợp với từng lễ, hội khác nhau.

Theo BGH Trường PTDTBT, THCS Phước Hà, năm 2015, đội Mã La được thành lập chỉ với 15 học sinh, đến nay đã phát triển hơn 50 thành viên. Với niềm đam mê, năng khiếu cùng quá trình bồi dưỡng, nhiều em trong đội đã trở thành nòng cốt của địa phương tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ do các cấp, ngành tổ chức. Chưa kể, Nhà trường còn phối hợp với các nghệ nhân địa phương lồng ghép tổ chức các buổi học đánh đàn Chapi và hát Sử thi vào các tiết học ngoại khóa. Các hoạt động này đã tạo sân chơi bổ ích giúp các em cảm nhận được “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

Từ những em học sinh còn bỡ ngỡ cách cầm, cách gõ nhạc cụ của dân tộc mình thì nay các em đã luyện thuần thục hơn 15 bài nhạc gõ Mã La và trở thành lực lượng xung kích tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ tại địa phương cũng như trung ương. Phước Hà được đánh giá là một trong những địa phương sở hữu nhiều bộ Mã La của tỉnh (35 bộ), có đông đảo bà con biết sử dụng nhạc cụ. Đây cũng là địa phương duy nhất còn lưu giữ y trang, góp phần giữ hồn cho nghi thức Lễ hội Katê của đồng bào Chăm. Với những nỗ lực miệt mài, không biết mệt mỏi, năm 2015, ông Banh vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú. 

 PHAN HIẾU

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top