Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Thời điểm nào cần phẫu thuật điều trị các dị tật bẩm sinh ở trẻ em?

Thứ Năm 19/05/2022 | 06:35 GMT+7

VHO- TS.BS Nguyễn Việt Hoa – Trưởng khoa Phẫu thuật Nhi và Trẻ sơ sinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, nhiều dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ như tim mạch, thần kinh, chi, tiết niệu, bộ phận sinh dục… được phát hiện từ khi trước sinh và can thiệp ngay khi sinh. Tuy nhiên, dị tật tiết niệu - sinh dục ở trẻ nếu không có biểu hiện ra ngoài thì rất khó phát hiện để điều trị sớm.

Khoa Phẫu thuật Nhi và Trẻ sơ sinh hiện đang điều trị dị tật thận ứ nước cho bệnh nhi N.Q.H (10 tuổi, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Chị Phạm Thị Hoa, mẹ cháu bé chia sẻ, khi còn nhỏ, cháu hay đau bụng nhưng tự khỏi nên gia đình không đưa cháu đi khám bệnh. Gần đây, sáng ngủ dậy cháu đi tiểu rồi kêu đau bụng nhiều nhưng cũng chỉ thoáng qua. Sau đó cháu bị ngộ độc thức ăn, nôn và đi ngoài nên cháu được đưa đi khám tại Bệnh viện Bạch Mai. Các bác sĩ siêu âm và chẩn đoán cháu bị giãn niệu quản, giãn đài bể thận, và chuyển cháu tới Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để phẫu thuật.

TS.BS Nguyễn Việt Hoa thăm khám cho bệnh nhi bị thận ứ nước được phát hiện muộn

Về bệnh nhi này, TS Nguyễn Việt Hoa cho biết, thận ứ nước là một trong những dị tật bẩm sinh có thể được phát hiện sớm từ khi trẻ còn trong bào thai. Do đó cháu bé 10 tuổi mới được phát hiện là muộn, mà đáng lẽ phải được phẫu thuật sửa chữa dị tật trước 5 tuổi. “Thận ứ nước có nhiều nguyên nhân, một phần là do hẹp phần nối bể thận niệu quản và chúng tôi sẽ phẫu thuật nội soi tạo hình phần nối bể thận niệu quản cho bệnh nhân để phục hồi lại chức năng thận bị ứ nước đó. Cháu bé đến trong tình trạng đau bụng, sau khi chụp phim chúng tôi nhận thấy thận bắt đầu giảm chức năng nên được xếp lịch mổ để tạo hình”, bác sĩ Hoa cho hay.

Thận ứ nước thường là bệnh bẩm sinh, do có bất thường về giải phẫu ở vị trí mà đường ra của nước tiểu hay nói cách khác là phần nối giữa bể thận và niệu quản có bất thường về giải phẫu gây hẹp và cản trở nước tiểu từ bể thận đến niệu quản. Ngoài ra, nếu bàng quang, niệu đạo của trẻ có hội chứng van niệu đạo sau cũng gây ứ nước tiểu. Những dị tật này có thể “sửa chữa” những bất thường về giải phẫu bằng cách cắt van niệu đạo sau hoặc tạo hình phần nối giữa bể thận và niệu quản. “Thông thường, những dị tật bẩm sinh của trẻ được phát hiện sớm, từ còn trong bào thai để có thể được theo dõi ngay sau khi sinh, và lập kế hoạch can thiệp vào thời điểm thích hợp. Nếu trẻ ứ nước ở thận nặng độ 3 -4 thì phải can thiệp ngay trong giai đoạn sơ sinh, tức là từ 1 tháng trở đi, nếu độ 1 – 2 thì có các mốc thời điểm sau sinh, có thể trong 1 tuổi chưa cần can thiệp, nhưng sau 1 tuổi nếu các chức năng giảm thì phải đánh giá để có chỉ định can thiệpsớm. Tuy nhiên, có trường hợp không có triệu chứng nên không phát hiện ra, vì bệnh này rất thầm lặng, không thể biết được, làm cho thận của trẻ bị ứ nước và dẫn đến nhiễm trùng tiết niệu, suy giảm chức năng thận. Nếu được phát hiện và mổ sớm sẽ gần như phục hồi chức năng thận của bệnh nhi, nếu để muộn thì chức năng giảm dần thì việc hồi phục khó hơn”, Trưởng khoa Phẫuthuật Nhi và Trẻ sơ sinh cho biết thêm.

Cũng theo bác sĩ Hoa, ở trẻ trai còn hay gặp dị tật tinh hoàn ẩn, quan điểm trước đây là phẫu thuật cho trẻ sau 18 tháng, nhưng nếu phẫu thuật muộn sẽ có khả năng trẻ bị teo tinh hoàn, vì vậy hiện nay đã phẫu thuật nội soi cho trẻ trong vòng 12 tháng, nhằm tránh trẻ bị teo và giảm chức năng sinh sản sau này.  “Hằng năm, chúng tôi thường tổ chức khám, tư vấn miễn phí các bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Nhưng hơn 2 năm qua do tác động của dịch Covid-19, hoạt động này bị tạm dừng, và được sẽ tổ chức lại vào ngày 21.5 tới đây. Trẻ sẽ được các bác sĩ khám, tư vấn, chụp X-quang và siêu âm miễn phí nhằm phát hiện các bệnh lý thường gặp như: Phát hiện sớm các khối u, lỗ tiểu lệch thấp, lệch cao, ẩn tinh hoàn, chít hẹp bao quy đầu; giãn thận, niệu quản, đái rỉ; táo bón, dị tật hậu môn, các khối u bẩm sinh… hay các dị tật tay, chân, lõm xương ngực… Đặc biệt, trẻ có hoàn cảnh khó khăn, người dân tộc vùng sâu vùng xa sẽ được Khoa hỗ trợ kinh phí. Với những dị tật tiềm ẩn, nếu trẻ được phát hiện sớm (từ 1 -2 tuổi) thì khả năng phục hồi tốt, ít bị sang chấn tâm lý, tự ti mặc cảm vì dị tật của mình. Vì vậy khi thấy dấu hiệu bất thường ở trẻ, đặc biệt là trẻ trai thì cha mẹ cần đưa đến các cơ sở y tế để kịp thời điều trị sớm nhất.

Q.HOA

 

 

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top