Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Tìm về cội nguồn​​​​​​​ qua âm nhạc

Thứ Hai 21/11/2022 | 09:39 GMT+7

VHO- Từ sự tò mò về âm nhạc cổ điển ở Việt Nam, chàng thanh niên Pháp mang trong mình một phần dòng máu Việt François Bibonne đã thực hiện cuộc hành trình tìm về cội nguồn qua âm nhạc. Bộ phim Once upon a bridge in Vietnam (Ngày xưa có một nhịp cầu ở Việt Nam) ghi lại những ngày tháng rong ruổi khắp các tỉnh thành, theo dòng chảy của âm nhạc từ quá khứ tới hiện tại vừa được chàng đạo diễn trẻ cho ra mắt công chúng.

Poster phim “Once upon a bridge in Vietnam”

 Thước phim về âm nhạc, văn hóa Việt Nam

“Tôi sống gần bà nội, người luôn thích nghe tôi chơi đàn. Sau khi bà tôi qua đời, tôi bỗng nhận ra mình cần biết rõ hơn về cội nguồn của bà, đất nước Việt Nam, thông qua âm nhạc cổ điển...”, đạo diễn François Bibonne đã chia sẻ về mối duyên với Việt Nam - nơi anh đã dành 15 tháng giữa thời điểm đại dịch Covid-19 hoành hành để thực hiện bộ phim tài liệu Once upon a bridge in Vietnam (Ngày xưa có một nhịp cầu ở Việt Nam).

Tác phẩm đã được công chiếu trực tuyến cho khán giả của Los Angeles Film Awards và giành giải Phim tài liệu ngắn xuất sắc, đồng thời tham dự các LHP ở nhiều quốc gia. Cuối tuần qua, bộ phim đã được công chiếu phục vụ khán giảThủ đô trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2022. Once upon a bridge in Vietnam được mở ra với hình ảnh cây cầu Long Biên do người Pháp xây dựng và là biểu tượng cho mối quan hệ giữa hai quốc gia. Cây cầu cũng là hình ảnh trung tâm, xuyên suốt trong phim, mang nghĩa ẩn dụ về sự kết nối giữa Việt Nam và thế giới thông qua âm nhạc, không chỉ là âm nhạc phương Tây mà cảâm nhạc Việt Nam truyền thống.

Once upon a bridge in Vietnam bắt đầu từ những khung hình dàn nhạc hoành tráng, sau đó dẫn dắt tới những quang cảnh thời nay nhưng đâu đó vẫn vang vọng những giai điệu xưa cũ. Các buổi diễn âm nhạc, phỏng vấn được ghi lại xoay quanh chủđềnền âm nhạc cổđiển Việt Nam với sựtiếp nhận từâm nhạc cổđiển phương Tây, cũng nhưsựgiao thoa giữa âm nhạc cổđiển vàâm nhạc truyền thống trong bối cảnh hiện đại...

François Bibonne không chỉ tìm hiểu và quay phim về nhạc giao hưởng, mà anh còn có cơ hội để hiểu hơn về dòng chảy của âm nhạc Việt Nam từ quá khứ đến hiện đại. Anh có mặt trong các buổi luyện tập, biểu diễn, gặp gỡ các nghệ nhân ca trù, nghệ sĩ chơi đàn dân tộc... Ngoài Hà Nội, anh cũng đi đến những vùng lân cận như làng làm kèn đồng ởNam Định, tham gia chương trình biểu diễn âm nhạc Thanh âm xanh kết nối với thiên nhiên tại Mù Cang Chải, Yên Bái... để ghi lại những thước phim về âm nhạc và văn hóa truyền thống Việt. “Trong quá trình làm phim, tôi đã gần gũi hơn với mọi người, đặc biệt là ở vùng thôn quê. Đó chính là mục đích của tôi khi làm bộ phim tài liệu này, trở về Việt Nam để khám phá nguồn cội của mình”, François Bibonne chia sẻ và cho biết thêm, những thước phim chính làcánh cửa giúp anh cóthểtiếp cận để hiểu hơn vềâm nhạc vànhững nét văn hóa bản địa đặc trưng của Việt Nam, đồng thời anh cũng muốn đưa đến cho người xem những góc nhìn mới mẻvàthú vịvềđất nước này.

Ấn tượng về sự giao thoa âm nhạc

Say mê nhạc cổ điển và rất quan tâm đến chân dung các nghệ sĩ, trong thời gian thực tập cho một công ty sản xuất nhạc cổ điển, quản lý các nghệ sĩ tại một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… François Bibonne tò mò muốn tìm hiểu ở Việt Nam có dàn nhạc cổ điển không và nhạc cổ điển có một vị trí như thế nào? Để trảlời các câu hỏi này, anh tìm kiếm trên Internet, nhưng đọc được khá ít thông tin cần biết. “Ban đầu tới Việt Nam, tôi muốn tập trung vào nhạc cổ điển phương Tây bởi vì khi đi máy bay, bạn có thể xem nhiều video về âm nhạc truyền thống, nghệ sĩ mặc trang phục dân tộc biểu diễn. Bởi vậy, mục tiêu của tôi là cho mọi người thấy Việt Nam cũng có âm nhạc hàn lâm, có dàn nhạc giao hưởng, nhà hát... Dự định là vậy, nhưng buổi hòa nhạc đầu tiên tôi đến xem ở Việt Nam, thật ấn tượng, khi vừa có nhạc giao hưởng, vừa có nhạc cổ truyền”, đạo diễn trẻ chia sẻ.

Mối liên hệ đầu tiên của François Bibonne với nhạc Việt là thông qua các nghệ sĩ ca trù. Nghe biểu diễn ca trù đã mang lại cho anh trải nghiệm rất khác biệt và khó quên. Bị thu hút bởi cảhai dòng nhạc, trong bộ phim tài liệu Once upon a bridge in Vietnam, François Bibonne đã bắt đầu với âm nhạc cổ điển phương Tây và kết thúc với âm nhạc truyền thống Việt.

Nhạc cổ điển khá kén người nghe, vì vậy thu hút khán giảthật sự là một thửthách. Tuy nhiên, qua thời gian khá dài ở Việt Nam và ghi hình tại các buổi hòa nhạc, gặp gỡ các nghệ sĩ, François Bibonne cũng nhận thấy rằng, có nhiều khán giảtrẻ thích nghe nhạc cổ điển, đấy là điều khác biệt rất lớn: “Độ tuổi trung bình của công chúng cũng rất thấp so với các nước phương Tây. Vì vậy tôi cho rằng khán giảnơi đây đang nghe nhạc cổ điển nhiều hơn và có một bầu không khí âm nhạc tích cực”. Về âm nhạc truyền thống, François Bibonne cho rằng, khó để hấp dẫn khán giảthuộc thế hệ trẻ, bởi họ thường chỉ thích những làn sóng mới. Tuy nhiên, mọi người sẽ thực sự quan tâm tới nhạc truyền thống, nếu như có thể tạo nên một xu hướng...

Hiện tại, bộ phim của anh tiếp tục được giới thiệu tại nhiều rạp chiếu, LHP ở Pháp, Mỹ cũng như ở Việt Nam. Song song với việc quảng bá, nam đạo diễn cũng bắt đầu quay bộ phim tiếp theo, có thể gọi là tập hai của Once upon a bridge in Vietnam, nói về chân dung của các nghệ sĩ người Việt ở nước ngoài, những người kết nối nhạc Việt với thế giới. Studio Thi Koan cũng được anh lập ra (lấy theo tên bànội của mình) với ý tưởng tạo nhịp cầu giữa Pháp và Việt Nam, thông qua những nội dung đầy cảm hứng và thúvị để khuyến khích giới trẻ hiểu về dải đất hình chữ S nhiều hơn. 

TRUNG NGHĨA; ảnh: ITN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top