Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Số người nhiễm HIV có thẻ BHYT tăng gấp đôi trong vòng 5 năm

Thứ Tư 23/11/2022 | 14:39 GMT+7

VHO- Kể từ sau Quyết định số 1899/QĐ-TTg vào ngày 15.10.2013 của Thủ tướng Chính phủ được ban hành nhằm thực hiện Đề án đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, tỷ trọng các nguồn tài chính trong nước đã tăng lên tới hơn 51; Quỹ BHYT là bước đột phá của chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam.

Đây là chương trình y tế duy nhất tại Việt Nam có riêng một Quyết định của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn về  cơ chế cho việc đảm bảo tài chính cho một chương trình. Đề án đã tạo hành lang pháp lý cho việc đẩy mạnh các giải pháp đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Để ghi nhận thành tựu của chặng đường 10 năm chuyển đổi tăng dần tỷ trọng các nguồn tài chính trong nước cho công tác phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam và định hướng các giải pháp đảm bảo tài chính nhằm chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030, ngày 23.11, Bộ Y tế tổ chức “Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Đề án đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam”.

Bệnh nhân HIV/AIDS có thẻ BHYT lĩnh thuốc ARV tại cơ sở y tế

Trải qua 10 năm nỗ lực không ngừng với cam kết chính trị mạnh mẽ của chính quyền các cấp từ trung ương đến các tỉnh, thành phố, sự phối hợp chặt chễ của các bộ ngành trong quá trình xây dựng các cơ chế chính sách, sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính quý báu của cộng đồng các nhà tài trợ, Việt Nam đã thực hiện tiến trình chuyển đổi các nguồn lực tài chính trong nước cho công tác HIV/AIDS với một số  kết quả hết sức ấn tượng. Cụ thể, tỷ trọng các nguồn tài chính trong nước đã tăng lên tới hơn 51% trong đó tỷ trọng ngân sách địa phương phân bổ cho phòng, chống HIV/AIDS không ngừng tăng lên qua các năm tăng từ 8% lên tới 17%. Đặc biệt, Quỹ BHYT là bước đột phá của chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam với 95% người nhiễm HIV tham gia BHYT tăng gấp 2 lần  trong vòng 5 năm. Quỹ BHYT đến này trung bình chi trả 400 tỷ đồng/năm trong đó khoảng 200 tỷ đồng cho dịch vụ KCB BHYT và 200 tỷ đồng cho thuốc ARV nguồn quỹ BHYT nâng tỷ trọng của Quỹ BHYT trong tổng chi cho HIV/AIDS tăng từ 4% lên tới 9%, chiếm tới 25% nguồn lực trong nước cho HIV. Ngân sách nhà nước trung ương thông qua Chương trình quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, dự án phòng, chống HIV/AIDS thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia y tế dân số giai đoạn vừa qua cũng đã tập trung nguồn lực để hỗ trợ các tỉnh thành phố thực hiện các mục tiêu của chiến lược và chiếm tới gần 10%. Các nguồn xã hội hóa khác cũng tăng đáng kể lên tới 8%.

Quang cảnh hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Đề án đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS

Mặc dù vậy, phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết,  để thực hiện thành công chiến lược chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030, Việt Nam vẫn phải đối mặt với các thách thức về đảm bảo nguồn lực tài chính và chuyển giao bền vững chương trình. Nguồn lực huy động dự kiến thời giai đoạn 2021-2030 mới chỉ đáp ứng được 60-70% nhu cầu. Nguồn tài chính cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS vẫn còn phụ thuộc tới gần 50%  vào các dự án quốc tế nhất là các hoạt động thuộc lĩnh vực dự phòng lây nhiễm HIV mà Quỹ BHYT hiện nay không chi trả, nhiều địa phương còn đang lúng tung trong việc lập dự toán và phê duyệt. Do đó, quá trình chuyển giao tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS trước mắt cũng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.

Thứ trưởng ghi nhận sự vào cuộc rất quyết liệt của các tỉnh, thành phố trong việc cam kết huy động nguồn lực của các địa phương và thực hiện các giải pháp đảm bảo tài chính thời gian qua. Tuy nhiên đến nay là cuối năm 2022 vẫn còn tới 12 tỉnh, thành phố chưa phê duyệt kế hoạch này. “Tôi đề nghị các cơ quan, đơn vị như Vụ Kế hoạch Tài chính, Trung tâm mua sắm thuốc tập trung quốc gia, Cục phòng, chống HIV/AIDS, Vụ pháp chế phối hợp với BHXH Việt Nam hoàn thiện hành lang pháp lý đảm bảo việc cung ứng thuốc ARV nguồn BHYT được liên tục và ổn định đảm bảo quyền lợi của người có thẻ BHYT”, bà Nguyễn Thị Liên Hương nhấn mạnh.

Việt Nam đã trải qua hơn 30 năm (trong đó có 10 năm thực hiện Đề án đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS) thực hiện công cuộc phòng, chống HIV/HIV và thu được nhiều thành tựu quan trọng; đã từng bước kiểm soát được dịch HIV trên cả 3 tiêu chí như giảm số người nhiễm mới HIV được phát hiện, giảm số người chuyển sang giai đoạn AIDS và giảm số người tử vong liên quan đến AIDS. Việt Nam đã giữ vững tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư luôn ở mức dưới 0,3%. Điều này nói lên sự cam kết chính trị mạnh mẽ cũng như sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị ở Việt Nam.

Lãnh đạo Bộ Y tế ghi nhận sự hỗ trợ to lớn về nguồn lực tài chính và kỹ thuật của các tổ chức quốc tế trong suốt nhiều năm qua mà có những thời điểm kinh phí hỗ trợ của các tổ chức quốc tế đóng góp tới 80% kinh phí chi cho các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS. Tuy nhiên đứng trước xu thế chung của thế giới về cắt giảm nguồn lực tài trợ và để tăng tính tự chủ của các quốc gia trong đảm bảo nguồn lực tài chính thì Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.

Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã chủ động xây dựng lộ trình thực hiện các giải pháp một cách hiệu quả trong đó hướng dẫn đôn đốc và hỗ trợ các tỉnh, thành phố phổ biến, triển khai và xây dựng kế hoạch đảm bảo tài chính cho cả giai đoạn. Nhiều giải pháp đã được đặt ra trong đó có việc 100% các địa phương phải xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch và đề án đảm bảo tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS vào năm 2021. Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị các địa phương chưa phê duyệt kế hoạch hoặc đề án đảm bảo tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS cần khẩn trương xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đảm bảo tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS. Với các địa phương đã có đề án đảm bảo tài chính cần bố trí đủ kinh phí theo kế hoạch và có hướng dẫn cũng như phê duyệt các nội dung và định mức chi tiêu cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

Q.HOA

Print
Tags: Y tế

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top