Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
19 Tháng Ba 2024

Chăm sóc thị lực cho trẻ trước ngày khai trường

Thứ Hai 05/08/2019 | 09:02 GMT+7

VHO- Nhiều người thờ ơ cho rằng cận thị ở trẻ em là tình trạng quá bình thường, không có gì nguy hiểm. Nhưng các chuyên gia nhãn khoa cảnh báo từ 0–17 tuổi là giai đoạn độ cận tiến triển nhanh và cận thị nặng dễ dẫn đến các bệnh lý ở mắt nghiêm trọng như thoái hóa hắc võng mạc trung tâm gây giảm thị lực và có nguy cơ cao gây bong võng mạc, lác mắt, glôcôm…

Tại Việt Nam, khoảng 3 triệu trẻ em đang mắc tật khúc xạ cần được chỉnh kính, trong đó 10-15% trẻ em ở độ tuổi 6–15 tuổi sinh sống tại nông thôn, còn ở khu vực thành thị, con số này lên đến 20-40%. Cận thị thường xảy ra ở những đối tượng trẻ như học sinh, sinh viên, v.v. nhưng lại không được quan tâm đúng mức.

Trẻ em tiếp xúc với công nghệ sớm là nguyên nhân của bệnh cận thị

Một trong những nguyên nhân khiến gia tăng tỷ lệ mắc cận thị tuổi học đường, đặc biệt là ở thành phố là trẻ em tiếp xúc quá sớm với các thiết bị công nghệ là. Lý giải về điều này, TS.BS Vũ Anh Tuấn – Giảng viên Đại học Y Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng chuyên môn Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 cho biết, trẻ nhỏ ở giai đoạn sơ sinh thị lực thường rất kém chưa phân biệt được sáng - tối, trẻ chỉ thấy lóa khi có ánh sáng. Trẻ phải trải qua quá trình tập luyện và phát triển mới đạt được thị giác tốt nhất. Vì vậy, tất cả các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình phát triển thị giác sẽ làm cho trẻ dễ mắc các tật khúc xạ, giảm thị lực của trẻ. “Trong 6 năm đầu đời là quá trình phát triển thị giác rất quan trọng đối với trẻ, phát triển gần như người lớn. Do vậy, nếu trẻ gặp vấn đề về thị giác trong 6 năm đầu đời nếu không được phát hiện và điều trị sớm hậu quả sẽ rất nghiêm trọng”, bác sĩ Tuấn nhấn mạnh.

Cũng theo bác sĩ Vũ Anh Tuấn, dù là tật khúc xạ phổ biến nhưng nếu không được chăm sóc và bảo vệ kịp thời, cận thị sẽ khiến “bộ đôi” quan trọng nhất của mắt là thủy tinh thể và võng mạc gặp nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính vì thế, tăng cường bảo vệ hai yếu tố này chính là giải pháp bền vững giúp bảo vệ thị lực, chủ động ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm gây mù lòa. Người có độ cận thị cao (trên 6 Diop) không chỉ gặp phải những bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày vì tầm nhìn suy giảm, mà nguy hiểm hơn những biến chứng về đáy mắt, luôn rình rập khiến người cận thị cao có nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn. “Điều trị tật khúc xạ cần phải bắt đầu từ sớm khi độ thấp và đặc biệt trẻ không có nhược thị. Nếu trẻ có nhược thị nếu dưới 6 tuổi khả năng có thể điều trị được. Còn trẻ trên 6 tuổi việc điều trị nhược thị rất hạn chế. Trẻ trên 10 tuổi nhược thị sẽ là vĩnh viễn và không hồi phục được", bác sĩ Tuấn nhấn mạnh.

Trẻ cần được khám mắt định kỳ 

Các chuyên gia khuyến cáo, để kiểm soát được tật cận thị, các bậc phụ huynh nên nhắc nhở trẻ đọc sách, xem tivi, máy tính… ở khoảng cách hợp lý so với mắt (khoảng 35 cm khi đọc sách, ngồi cách xa màn hình tivi gấp 7 lần đường kính chéo tivi…) trong môi trường ánh sáng đầy đủ cũng như có thời gian xem hợp lý (20 phút nghỉ 20 giây bằng cách nhìn xa trên 6 mét). Theo nghiên cứu, thời gian trẻ ở ngoài trời càng nhiều càng làm chậm sự phát triển của cận thị. Vì thế, nên khuyến khích trẻ chơi các môn thể thao, vui chơi ngoài trời. Điều này, vừa tốt cho sức khỏe, vừa tốt cho mắt của trẻ.

Ngoài ra, một chế độ ăn uống đầy đủ, bổ sung xen kẽ thay đổi các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A, E, B, … như cà rốt, bí đỏ, cà chua, trứng, thịt, cá… trong bữa ăn hằng ngày để nuôi dưỡng mắt. Nên hạn chế thức ăn chế biến sẵn, chiên xào nhiều dầu mỡ. Đồng thời kết hợp lịch học tập, sinh hoạt, nghỉ ngơi của trẻ hợp lý cùng với việc khám mắt định kỳ sáu tháng/1 lần để đảm bảo đôi mắt luôn sáng khoẻ. Một số bệnh lý của mắt diễn ra âm thầm và không có biểu hiện để có thể phát hiện sớm. Khi mắt có những triệu chứng như giảm thị lực, đau nhức mắt và đến khám với tình trạng bệnh đã trở nặng, thì điều trị chỉ giúp bệnh không phát triển hơn nữa chứ không lấy lại được thị lực như ban đầu.

THẢO LAM

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top