Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
19 Tháng Ba 2024

Giảm thiểu chất thải nhựa trong nghành y tế: Khó nhưng sẽ làm được

Thứ Hai 19/08/2019 | 09:00 GMT+7

VHO- Với khoảng 22 tấn rác thải nhựa/ ngày trong ngành y tế, Bộ Y tế đã có chỉ thị và hướng dẫn các cơ sở y tế, nhân viên y tế, nâng cao nhận thức của người bệnh, người nhà bệnh nhân thay đổi thói quen sử dụng túi nilon khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần... 

Nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế sản phẩm nhựa

Thu gom 22 tấn rác thải nhựa/ ngày 

Theo số liệu báo cáo năm 2017 của Sở Y tế và các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, tổng lượng chất thải y tế nguy hại là 21.374 tấn năm, lượng chất thải y tế nguy hại được xử lý là 21.185 tấn/ năm (chiếm 99,1%). Tổng lượng chất thải sinh hoạt phát sinh 116.058 tấn/năm, lượng chất thải sinh hoạt được xử lý là 114.219 tấn/ năm (chiếm 98,4%). 

Ông Nguyễn Thanh Hà, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế) cho biết, đến nay, Bộ Y tế chưa có điều tra, đánh giá về tỷ lệ chất thải nhựa trong chất thải của ngành y tế cũng như chưa có số liệu thống kê cụ thể về lượng chất thải nhựa phát sinh của ngành hàng năm. Tuy nhiên, theo báo cáo của một số cơ sở y tế được Cục Quản lý môi trường lấy ý kiến (như: Bệnh viện K, Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ) thì tỷ lệ nhựa trong chất thải y tế (không bao gồm chất thải sinh hoạt) tại các bệnh viện này dao động trong khoảng 10 – 45%; tỷ lệ nhựa trong chất thải sinh hoạt tại cơ sở y tế trong khoảng 12-17%. 

Thừa nhận việc sử dụng chất thải nhựa trong ngành y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, chất thải nhựa phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của nhân viên y tế, người bệnh, người nhà và người sử dụng dịch vụ y tế, từ các hoạt động chuyên môn y tế (bao bì dụng cụ, bao gói chứa đựng thuốc hóa chất, trang thiết bị vật tư, vật liệu, đồ dùng trong y tế). Trong đó đa số chất thải nhựa là các túi ni lông khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần để bao gói, sử dụng cho mục đích ăn uống, sinh hoạt của bệnh nhân. Theo báo cáo nhanh từ một số bệnh viện, chất thải nhựa trong chất thải y tế phát sinh khoảng 22 tấn/ ngày. Ngoài ra, do đặc thù trong ngành y tế, việc lưu trú, sinh hoạt của nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tại cơ sở y tế cũng làm phát sinh lượng chất thải nhựa dùng một lần trong sinh hoạt rất lớn. 

“Chúng ta cũng biết một số ưu điểm của sản phẩm nhựa dùng một lần trong y tế đã góp phần phòng ngừa được nguy cơ lây nhiễm, đảm bảo chất lượng chuyên môn y tế, đặc biệt trong những công việc đòi hỏi nghiêm ngặt về vô trùng, an toàn, an ninh sinh học... như bơm kim tiêm, găng tay dùng một lần, các ống đựng thuốc, bệnh phẩm... Dù vậy, nhiều vật liệu bao gói bằng túi ni lông khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần có thể thay thế được bằng các vật liệu an toàn và thân thiện với môi trường”, Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định. 

Triển khai giảm thiểu chất thải nhựa trong toàn ngành y tế 

Đến nay, Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị số 08/CT-BYT về giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế. Tại Chỉ thị, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu hạn chế sử dụng túi, chai, cốc, bát, đĩa, ống hút và các vật dụng khác làm từ nhựa dùng một lần hoặc nilon khó phân hủy cho mục đích ăn, uống của người bệnh, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế tại các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, đào tạo, tập huấn của đơn vị… thay thế bằng các vật dụng làm từ vật liệu thân thiện với môi trường hoặc có thể tái sử dụng. Bộ Y tế cũng đã ban hành Hướng dẫn giảm thiểu chất thải nhựa trong y tế. 

Tại một số Bệnh viện, cơ sở y tế đã bước đầu được thực hiện bằng cách thay thế mũ chùm đầu, bọc giầy bằng chất liệu dễ phân hủy thay vì nilon; cốc uống nước miễn phí tại khoa khám bệnh bằng giấy thay cho cốc nhựa, hộp đựng thức ăn bằng giấy hoặc các chất liệu sử dụng nhiều lần. 

Có thể nói, việc thay đổi nhận thức, hình thành thói quen cho nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về thay thế sản phẩm nhựa dùng một lần, hạn chế việc phát sinh chất thải, chất thải nhựa là một quá trình. Bên cạnh đó, việc tiếp cận với sản phẩm thân thiện môi trường thay thế cho sản phẩm nhựa cũng là một khó khăn trong thời điểm hiện nay. Bởi những sản phẩm thân thiện môi trường về chủng loại, mặt hàng, số lượng, giá thành, khả năng cung ứng tại các địa phương hiện nay chưa phong phú và hầu hết là chưa đảm bảo về số lượng để sớm thay thế, loại trừ hoàn toàn việc sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần. 

 QUỲNH HOA 

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top