Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Cho dùng axit benzoic trong tương ớt không có nghĩa tiêu chuẩn Việt Nam không được quan tâm như ở Nhật Bản

Thứ Sáu 12/04/2019 | 16:08 GMT+7

VHO- Ngày 12.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn chính thức trả lời Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan về phụ gia axit benzoic có trong tương ớt Chinsu vừa bị chính quyền TP Osaka (Nhật Bản) yêu cầu thu hồi.

Công văn cho biết, axit benzoic (INS 210) và natri benzoat (INS 211) cũng như axit sorbic (INS 200) và kali sorbat (INS 202) là các chất bảo quản được phép sử dụng trong tương ớt theo quy định tại Thông tư số 27/2012/TT-BYT ngày 30.11.2012 và Thông tư số 08/2015/TT-BYT ngày 11.5.2015 của Bộ Y tế về Hướng dẫn quản lý phụ gia thực phẩm với hàm lượng tối đa là 1000mg/kg sản phẩm. 

Tương ớt Chinsu bị thu hồi tại Nhật Bản

Đây cũng là quy định của Uỷ ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế Codex bao gồm 189 thành viên trong đó có Mỹ, các nước châu Âu, Thái Lan… Sản phẩm tương ớt Chinsu của Masan sử dụng chất bảo quản này với hàm lượng không vượt quá 1.000 mg/kg sản phẩm là phù hợp với quy định của Việt Nam và Uỷ ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế Codex và an toàn cho người sử dụng.

Công văn cũng cho hay, hiện nay tại Nhật Bản, axit benzoic cũng như axit sorbic chưa quy định sử dụng trong tương ớt  nhưng điều đó không có nghĩa là chất cấm sử dụng trong thực phẩm tại đất nước này. Vì hai loại phụ gia này vẫn được dùng trong sản phẩm trứng cá muối, bơ thực vật, nước tương, đồ uống không có cồn… Do đó công văn nhấn mạnh: “Việc không quy axit benzoic, axit sorbic làm phụ gia thực phẩm trong tương ớt mà Việt Nam lại cho dùng không có nghĩa là tiêu chuẩn thực phẩm của Việt Nam không được quan tâm như ở Nhật Bản. Vì thực tế Việt Nam đang sử dụng tiêu chuẩn thực phẩm (trong đó có tương ớt) của Uỷ ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế Codex”.

Ngoài ra, theo Công văn, cả bốn loại chất phụ gia này đều không yêu cầu ghi cảnh báo, chỉ yêu cầu đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm phải ghi rõ tên nhóm chất phụ gia, tên chất phụ gia hoặc mã số quốc tế INS (nếu có).

Trước đó, ngày 2.4, chính quyền TP Osaka (Nhật Bản) đã ra thông báo trên trang web của TP yêu cầu thu hồi hơn 18.000 chai ớt Chinsu do Masan sản xuất vì có chứa axit benzoic và axit sorbic. 

NGUYÊN KHANG

Print
Tags: Y tế

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top