Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Chó nuôi liên tục cắn chết người: Không biết ai chịu​​​​​​​ trách nhiệm chính!

Thứ Hai 22/04/2019 | 10:52 GMT+7

VHO- Chỉ trong thời gian ngắn gần đây liên tiếp xảy ra tình trạng chó nuôi cắn chết người đã gây nên sự gây hoang mang, lo lắng cho người dân. Có thể nói, việc chưa có tổ chức, cá nhân nào chịu trách nhiệm, bị xử lý một phần là do quy định pháp luật chưa cụ thể, chi tiết. Đặc biệt các quy định hiện hành chưa làm rõ, phân định được trách nhiệm của các tập thể, cá nhân trong quản lý chó nuôi tại các hộ gia đình.

 Cơ quan chức năng thu giữ đàn chó cắn cháu bé gây tử vong ở Hưng Yên Ảnh: Đ.S

 Mới đây nhất (17.4) là vụ một học sinh 7 tuổi ở Thái Nguyên bị chó lai cắn phải cấp cứu khâu 200 mũi nhưng sau đó đã tử vong.

Một số trường hợp có thể phải chịu trách nhiệm về “Tội giết người”

Trước đó ít hôm là một bé trai cũng 7 tuổi đã bị cả đàn chó lao vào cắn tử vong ở Hưng Yên hay các trường hợp khác bị cho cắn chết người ở Hà Nội, Hòa Bình... Có thể nói tình trạng chó nuôi cắn chết người đang đến mức đáng báo động và có tính chất rất nghiêm trọng. Nguyên nhân bước đầu có thể xác định được là do lỗi của chủ nuôi không xích, nhốt hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình nhưng để thả rông hoặc khi đưa chó ra nơi công cộng lại không đeo rọ mõm hoặc xích giữ, có người dắt theo quy định... Đặc biệt là vì chủ quan, cẩu thả mà có trường hợp chó cắn chính con em của chủ nuôi.

Theo quy định pháp luật, chủ nuôi chó phải chịu trách nhiệm nếu không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại cho chó; không đeo rọ mõm hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng... Đối với những hành vi này sẽ bị xử lý hành chính theo Nghị định 90/2017/NĐ-CP của Chính phủ. Trường hợp chó nuôi gây tổn hại sức khỏe, tài sản cho người khác thì tùy theo mức độ thiệt hại mà chủ nuôi chó sẽ phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 603 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về việc bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra. Chủ nuôi có thể bị xử lý hình sự nếu chó cắn chết người về “Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người” theo Điều 295 Bộ luật hình sự 2015, mức phạt có thể lên đến 12 năm tù. Thậm chí, trong một số trường hợp có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về “Tội giết người” hoặc “Tội cố ý gây thương tích” với lỗi vô ý hoặc cố ý.

Tuy nhiên, vấn đề chúng tôi muốn đề cập ở đây là mặc dù nhiều vụ chó cắn chết người, nhất là trẻ em liên tiếp xảy ra nhưng ngoài chủ nuôi ra thì hầu như chưa thấy “bóng dáng” trách nhiệm từ phía cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và người có thẩm quyền.

Xảy ra sự cố cơ quan, chính quyền ở đâu?

Theo quy định tại Nghị định 05/2007/NĐ-CP và Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y căn cứ quy định và hướng dẫn của cấp trên để tổ chức thực hiện; đồng thời hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn thực hiện; xây dựng kế hoạch chủ động phòng, chống dịch bệnh cho động vật nuôi trên địa bàn; tổ chức tập huấn cho các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; thông tin, tuyên truyền tới các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn về các quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn...

Riêng UBND các cấp có trách nhiệm tổ chức phòng, chống bệnh dại; chỉ đạo, triển khai thực hiện việc tiêm phòng vắc xin cho chó, mèo; áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác để phòng bệnh dại cho động vật; tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người dân tích cực tham gia phòng, chống bệnh dại cho người và động vật trên địa bàn. Đối với chó thả rông ở nơi công cộng, nơi đông dân cư, khu đô thị thì UBND cấp xã quy định việc bắt giữ; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về địa điểm tạm giữ chó bị bắt để chủ vật nuôi đến nhận; áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ vật nuôi; tiêu hủy chó trong trường hợp sau 48 giờ, kể từ khi có thông báo mà không có người nhận...

Quy định là như vậy, tuy nhiên qua theo dõi, tìm hiểu thì thấy một thực tế là dường như chưa có bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào chịu trách nhiệm, bị xử lý vì không thực hiện tốt các quy định pháp luật. Bên cạnh đó, chế tài xử phạt 600-800 ngàn đồng nếu không tiêm phòng, rọ mõm... là còn quá nhẹ chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa. Có thể nói, việc chưa có tổ chức, cá nhân nào chịu trách nhiệm, bị xử lý một phần là do quy định pháp luật chưa cụ thể, chi tiết. Đặc biệt các quy định hiện hành chưa làm rõ, phân định được trách nhiệm của các tập thể, cá nhân trong quản lý chó nuôi tại các hộ gia đình. Ví dụ, không tổ chức bắt chó thả rông để tiêu hủy, không kiểm tra, xử phạt đối với các hộ nuôi chó không tiêm phòng, nếu xảy ra sự cố chó cắn chết người thì cơ quan thú y, chính quyền địa phương không biết phải chịu trách nhiệm gì, ai chịu trách nhiệm và như thế nào? Đây là lỗ hổng, kẽ hở pháp luật nên khi xảy ra tình huống chó cắn chết người thì rất khó xử lý những người liên quan.

Do đó, cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành quy định về trách nhiệm trong việc quản lý vật nuôi tại gia đình, nhất là nuôi chó. Theo đó, cơ quan thú y, UBND cấp xã nếu không thực hiện tốt việc quản lý chó nuôi tại địa bàn thì khi xảy ra sự cố chó cắn chết người thì phải chịu trách nhiệm liên đới, trực tiếp. Ngoài ra, cũng cần tăng mức xử phạt, chế tài đối với chủ nuôi chó lên gấp nhiều lần so với hiện nay nhằm đủ sức răn đe.

Có như vậy, mới mong hạn chế, ngăn chặn triệt để tình trạng chó nuôi, chó thả rông cắn chết người liên tục xảy ra gây hoang mang dư luận trong thời gian qua mà không có cơ quan chức năng nào chịu trách nhiệm. 

 Các quy định hiện hành chưa làm rõ, phân định được trách nhiệm của các tập thể, cá nhân trong quản lý chó nuôi tại các hộ gia đình. Ví dụ, không tổ chức bắt chó thả rông để tiêu hủy, không kiểm tra, xử phạt đối với các hộ nuôi chó không tiêm phòng, nếu xảy ra sự cố chó cắn chết người thì cơ quan thú y, chính quyền địa phương không biết phải chịu trách nhiệm gì, ai chịu trách nhiệm và như thế nào? Đây là lỗ hổng, kẽ hở pháp luật nên khi xảy ra tình huống chó cắn chết người thì rất khó xử lý những người liên quan.

 

Chủ nuôi có thể bị xử lý hình sự nếu chó cắn chết người về “Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người” theo Điều 295 Bộ luật hình sự 2015, mức phạt có thể lên đến 12 năm tù. Thậm chí, trong một số trường hợp có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về “Tội giết người” hoặc “Tội cố ý gây thương tích” với lỗi vô ý hoặc cố ý.

 

 

PHẠM VĂN CHUNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top