Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Sẽ dẫn độ ông trùm WikiLeaks về Mỹ?

Thứ Hai 22/04/2019 | 11:10 GMT+7

VHO- Tạo dựng nên tên tuổi bằng cách phát hành các tài liệu tuyệt mật từ Chính phủ Mỹ và trên toàn thế giới, mới đây Julian Assange, người sáng lập trang WikiLeaks đã bị bắt với cáo buộc liên tục vi phạm các điều kiện tị nạn chính trị và cố gắng sử dụng Đại sứ quán Ecuador tại London, Anh như một trung tâm do thám.

 Julian Assange phát biểu từ ban công tại Đại sứ quán Ecuador ở London, Anh vào năm 2012 Ảnh: CREDIT KIRSTY WIGGLESWORTH / ASSOCIATED PRESS

“Chia sẻ” nhiều tài liệu mật

Julian Assange đã tạo ra WikiLeaks, một cổng thông tin trực tuyến để chia sẻ các tài liệu mà theo như lời ông là sẽ khiến các chính phủ và nền kinh tế lớn nhất thế giới phải chịu trách nhiệm. Với các hoạt động của mình, Assange đã dần trở nên nổi tiếng vào năm 2010 khi Chelsea Manning, một cựu quân nhân Hoa Kỳ thông qua WikiLeaks công bố một loạt tài liệu tối mật.

Vào tháng 11.2010, WikiLeaks tiếp tục cho xuất bản các điện tín ngoại giao từ một kho dữ liệu hơn 250.000 thông điệp. Cổng thông tin này cung cấp nội dung đầy đủ cho một số tờ báo như The New York Times cũng như The Guardian và phát hành “nhỏ giọt” nội dung của một số điện tín khác có thời gian gốc kể từ tháng 12.1966 đến tháng 2.2010. Những đoạn điện tín này chứa các phân tích từ các nhà lãnh đạo thế giới và đánh giá của các nhà ngoại giao về nước chủ nhà cũng như quan chức các nước khác. Chính phủ Mỹ sau đó đã mở một cuộc điều tra về vụ rò rỉ thông tin và kết án Chelsea Manning vào tháng 7.2013 với tội danh vi phạm luật tình báo và các hành vi phạm tội khác.

Vào tháng 8.2010, Julian Assange đứng trước hai cáo buộc đối với tội danh tấn công tình dục tại Thụy Điển. Lệnh bắt giữ đối với ông được ban hành ngay sau đó. Tuy nhiên, trong thời gian được thẩm vấn tại Stockholm, Assange phủ nhận hoàn toàn các cáo buộc này. Sau khi trở về Anh, vì lo ngại quá trình dẫn độ về Thụy Điển và Mỹ cũng như việc đối mặt với các cáo buộc liên quan đến hoạt động làm rò rỉ các thông tin tuyệt mật có thể xảy ra, người sáng lập WikiLeaks đã tiến hành xin tị nạn chính trị tại Đại sứ quán Ecuador.

Vào tháng 5.2017, chính quyền Thụy Điển đã cho hủy bỏ quá trình điều tra đối với Julian Assange. Tuy nhiên, Assange vẫn bị buộc tội vi phạm các điều kiện bảo lãnh tại Anh. Đất nước này có liên quan vì một tòa án của Anh đã đồng ý tôn trọng yêu cầu về việc dẫn độ Assange vào năm 2011. Nước Anh sau này đã gọi việc lưu trú tại Đại sứ quan Ecuador của Assange là một cuộc lưu vong tự phát. Dù bước vào Đại sứ quán Ecuador tại Anh với tư cách “một vị khách đặc biệt”, song các tài liệu cho thấy, việc bảo trợ cho Assange dần đổi hướng sang theo dõi ông ta. Theo The Guardian, nỗ lực phản gián của Ecuador đã được bắt đầu từ khoảng năm 2013 khi nước này bắt đầu cho lắp đặt các camera quan sát trong Đại sứ quán. Nhân viên an ninh làm việc theo ca cũng túc trực 24/24, đủ khả năng quan sát ông trùm WikiLeaks từ thói quen và tâm trạng.

Bị bắt sau 7 năm tị nạn

Trong khoảng thời gian này, theo Tổng thống Ecuador Lenin Moreno, Julian Assange liên tục vi phạm các điều kiện tị nạn chính trị của mình và cố gắng sử dụng Đại sứ quán Ecuador tại London như một trung tâm gián điệp. Vào ngày 11.4 vừa qua, cảnh sát London đã thành công trong việc đưa Assange khỏi đại sứ quán, sau 7 năm liền tiến hành tị nạn chính trị, mở đường cho quá trình dẫn độ ông về Mỹ để điều tra vụ rò rỉ thông tin mật lớn nhất lịch sử nước này.

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết, Julian Assange bị truy tố tại tòa án liên bang với tội danh âm mưu xâm nhập máy tính và mạng nội bộ và làm rỏ rỉ các thông tin chính trị tuyệt mật lớn nhất lịch sử nước này. Vụ bắt giữ Assange cũng được coi là bước ngoặt mới nhất trong vụ việc kéo dài 9 năm bắt đầu kể từ khi WikiLeaks phát hành kho tài liệu mật khổng lồ, nêu lên các góc nhìn ảm đạm về cuộc chiến Afghanistan. Trang web cũng đã hợp tác với các tổ chức truyền thông hàng đầu trong nhiều năm liền để tiếp tục hoạt động một cách công khai. Điều này đã khiến cho Julian Assange trở thành đối tượng tham gia trực tiếp vào các nỗ lực nhằm phá hoại phương Tây cũng như an ninh của Ủy ban Tình báo Mỹ.

Không những thế, trong những năm trở lại đây, Julian Assange cũng bị cáo buộc can thiệp vào các hoạt động chính trị tại các quốc gia khác. Chỉ trong tháng 4 năm nay, Assange đã bị buộc tội rò rỉ thông tin cá nhân về Tổng thống Ecuador cho một đối thủ. Tổng thống Moreno cho biết, ông Assange đã vi phạm các thỏa thuận quốc tế bằng cách can thiệp vào các vấn đề nội bộ của các quốc gia khác thông qua WikiLeaks. Ông đã trích dẫn việc rò rỉ các tài liệu của Vatican vào tháng 1 là ví dụ gần đây nhất. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Anh Jeremy Hunt cũng đã gửi lời cảm ơn đến Tổng thống Moreno vì đã hợp tác trong quá trình dẫn độ Julian Assange về Mỹ. Trên trang cá nhân của mình, ông phát biểu: “Julian Assange không phải là một người hùng và không một ai có quyền đứng trên luật pháp. Ông ta đã che giấu sự thật trong nhiều năm liền”. 

 ECUADOR: Truy nã đặc biệt cựu ngoại trưởng bảo vệ WikiLeaks

Cựu ngoại trưởng Ricardo Patino được biết đến là người bất đồng với chính quyền Ecuador đương nhiệm, vị quan chức 64 tuổi còn ủng hộ nhà sáng lập WikiLeaks - Julian Assange, cho phép ông này cư trú tại trụ sở Đại sứ quán Ecuador tại Anh.

“Văn phòng Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) chính thức tuyên bố tội phạm đối với ông Ricardo Patino, về tội danh xúi giục. Ông Patino đã phát biểu rằng chính mình đã xúi giục nhân dân biểu tình, chiếm lấy các cơ quan nhà nước, cũng như chặn các ngả đường”. Bên cạnh các hoạt động chống chính phủ, ông Patino còn bị cho là dính dáng đến nhà phát triển phần mềm Thụy Điển Ola Bini, người vừa bị bắt mới đây với cáo buộc “hack” (chiếm quyền điều khiển) cho WikiLeaks.

Chính phủ cáo buộc cựu ngoại trưởng Patino và tin tặc Bini đã đến gặp công dân Úc Assange tại Đại sứ quán Ecuador. Bộ Nội vụ cáo buộc Patino tham gia vào kế hoạch “gây bất ổn” chính phủ. Một quan chức giấu tên ở Ecuador nói với hãng tin AP rằng người đàn ông tên Ola Bini (sống ở thủ đô Quito của Ecuador) đã bị bắt khi các nhà chức trách cố gắng phá hỏng âm mưu chống lại Tổng thống Ecuador Lenin Moreno. Quan chức này tiết lộ trong điều kiện giấu tên và không cung cấp thêm thông tin chi tiết nào về Bini.

NGUYỄN HÙNG

 

 THỤC LINH

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top