Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Tự chủ đại học là xu hướng tất yếu

Thứ Năm 04/08/2022 | 22:36 GMT+7

VHO - Trên thế giới, mô hình đại học tự chủ được nhìn nhận là phương thức quản trị đại học tiên tiến nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo. Ở Việt Nam, tự chủ đại học đã có nhiều chuyển biến tích cực trong thời gian qua.  Sự chuyển biến này xuất phát từ đòi hỏi khách quan, xu thế phát triển của giáo dục đại học (GDĐH) và được thúc đẩy bởi chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước.

Những con số ấn ợng từ tự chủ đại học

Kể từ năm 1993, khi Chính phủ ban hành Nghị định số 97/CP ngày 10.12.1993 về việc thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội và Nghị định số 16/CP ngày 27.1.1995 về việc thành lập Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp theo đó là việc Chính phủ thành lập ba đại học vùng là Đại học Huế, Đại học Thái Nguyên và Đại học Đà Nẵng, đã cho thấy cơ chế quản lý mới đối với cơ sở GDĐH công lập, làm tiền đề cho việc hình thành, phát triển chính sách tự chủ đại học ở Việt Nam.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định tự chủ đại học là phù hợp với xu hướng quốc tế

Cho đến nay, đại đa số các trường thực hiện tự chủ ở mức độ toàn diện và sâu rộng đều đã mang lại hiệu quả tích cực (trên 77%). Theo kết quả khảo sát, trên 80% các trường trả lời khảo sát triển khai tự chủ toàn diện, sâu rộng về tuyển sinh và đào tạo dẫn đến các kết quả đạt được tích cực (trên 85%). Trên 65% các trường trả lời khảo sát triển khai tự chủ toàn diện, sâu rộng về hoạt động khoa học và công nghệ, các kết quả đạt được tích cực (trên 80%).

Các cơ sở GDĐH tự chủ đã chủ động rà soát, kiện toàn lại tổ chức bộ máy và nhân sự theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Tự chủ đại học cũng giúp các cơ sở GDĐH đẩy mạnh quá trình xã hội hóa giáo dục, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm đáp ứng đầy đủ hơn điều kiện giảng dạy và nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng. Trách nhiệm giải trình đã đẩy mạnh việc quy định các cơ sở GDĐH phải thực hiện công khai, minh bạch; hệ thống cơ sở dữ liệu GDĐH để cơ quan quản lý nhà nước giám sát cũng đang được triển khai.
Về nhân lực, từ thời điểm được giao thí điểm tự chủ, các trường đã từng bước hình thành cơ cấu nhân lực phù hợp. Các trường có chính sách cạnh tranh, thu hút giảng viên giỏi chuyên môn và khả năng nghiên cứu khoa học. Tỷ lệ giảng viên trình độ tiến sĩ ngày một tăng, từ 25% năm 2018 lên trên 31% năm 2021.

Về tài chính, đến thời điểm hiện tại 32.76% trường đại học tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (nhóm 1); 13.79% trường tự bảo đảm chi thường xuyên (nhóm 2). Về nâng cao năng lực tài chính của cơ sở, từ 2018 đến 2021, tổng thu của các cơ sở GDĐH tự chủ đa phần tăng lên, tổng thu ngoài ngân sách Nhà nước cấp chi thường xuyên cũng tăng; thu nhập bình quân tăng 20,8% đối với giảng viên và 18,7% đối với cán bộ quản lý. Giảng viên thu nhập trên 200 triệu/năm tăng từ 19,4% lên 31,34%; thu nhập trên 300 triệu trở lên tăng từ 0,75% lên 5,97% sau 3 năm thực hiện tự chủ.

Tự chủ đại học tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh; thúc đẩy các trường đầu tư vào điều kiện bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo để cạnh tranh trong tuyển sinh, thu hút sinh viên giỏi; hướng tới thực chất và phát triển bền vững. Số liệu thống kê cho thấy, quy mô tuyển sinh sinh viên hệ đại trà có xu hướng giảm, tăng quy mô tuyển sinh các chương trình đào tạo tiên tiến, đào tạo chất lượng cao, liên kết đào tạo với nước ngoài và đào tạo bằng tiếng Anh. Đổi mới thi và tuyển sinh trung thực, khách quan nhưng nhẹ nhàng, giảm áp lực, tốn kém; từ năm 2019-2021, các trường có nhiều phương thức để tuyển sinh.

Ngày hội tuyển sinh ở Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Về khoa học và công nghệ (KHCN), số lượng bài báo quốc tế trong danh mục Web of Science (WoS) tăng thêm 3,5 lần sau 4 năm; số bài báo trong danh mục SCOPUS của các cơ sở GDĐH tăng thêm hơn 4 lần. Sản phẩm của các đề tài, dự án, chương trình KHCN cấp Bộ của các đơn vị trực thuộc Bộ đã tăng đáng kể trong các năm qua, trung bình 25%/năm.

Về đảm bảo chất lượng, tính đến 28/02/2022, cả hệ thống có 274 cơ sở giáo dục hoàn thành báo cáo tự đánh giá; 174 cơ sở giáo dục được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong nước đánh giá ngoài và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục; 591 chương trình đào tạo hoàn thành tự đánh giá; 470 chương trình đào tạo được đánh giá ngoài, trong đó có 308 chương trình đào tạo được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Một số cơ sở GDĐH đã gặt hái được thành công thông qua kết quả về xếp hạng đại học ở các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới. Năm 2022, Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) công bố Bảng xếp hạng các trường ĐH theo lĩnh vực. Ở lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ, Việt Nam có 5 đại học được xếp hạng cao trong tốp 500 thế giới, ở lĩnh vực Kinh doanh và kinh tế theo Bảng xếp hạng Times Higher Education, Việt Nam có hai đại diện; lĩnh vực Khoa học Xã hội, Việt Nam có 3 đại diện.

Nhờ sớm phát huy vai trò tự chủ, Đại học Kinh tế quốc dân hiện đã mở thêm nhiều ngành mới đáp ứng yêu cầu của xã hội. Sinh viên được đầu tư nhiều hơn, chuẩn đầu ra cao, nên 95% có việc làm khi tốt nghiệp. Hàng trăm giảng viên được cử đi nước ngoài đào tạo mỗi năm bằng chính ngân sách của trường. Thu nhập của giảng viên, cán bộ tăng mạnh so với trước.

Hay như Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng nhờ thực hiện tự chủ từ rất sớm nên đã phát huy được việc hợp tác với các doanh nghiệp, hợp tác quốc tế.

Và những rào cản cần phải ợt qua

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, việc tự chủ trong các trường đại học là phù hợp với đổi mới giáo dục và đặc biệt đổi mới giáo dục đại học, đúng với xu hướng quốc tế.

Tuy nhiên, tự chủ đại học là chặng đường đổi mới rất dài với nhiều gian nan và khó khăn vẫn còn ở phía trước. Đây là con đường một chiều, không thể quay lại được, chúng ta chỉ có tiến. Và để thành công, phải cùng nhau tháo gỡ khó khăn.

Những năm gần đây, điểm trúng tuyển của Trường Đại học Kinh tế quốc dân luôn ở top 1 vì sinh viên ra trường đều có việc làm

Theo TS. Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT, bài toán tài chính cho các trường đại học bao giờ cũng là vấn đề nan giải, luôn là một trong những công việc trọng tâm của các trường đại học kể cả trong và ngoài nước. Không giải quyết được vấn đề tài chính thì các trường đại học không phát triển được. Tài chính của trường đại học có thể đến từ nhiều nguồn, từ học phí người học (tự đóng hoặc vay tín dụng), từ ngân sách nhà nước, từ hiến tặng, từ các nguồn thu qua hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ và đầu tư.

Ở Việt nam, nguồn lực công cho giáo dục đại học thể hiện qua đầu tư xây dựng cơ bản, qua chi ngân sách hàng năm cho trường công, và hỗ trợ các trường tư qua chính miễn giảm thuế và ưu đãi đất giáo dục, còn nguồn lực tư là đầu tư mở trường từ các thành phần ngoài công lập, và quan trọng nhất cho cả trường công và tư là từ nguồn học phí của người học. Việc chi từ ngân sách cho giáo dục đại học không chỉ là thực hiện chính sách phúc lợi cho người học, mà thực tế là nghĩa vụ của nhà nước chi cho những gì mà quốc gia được thụ hưởng sau này. Tuy nhiên, hiện tỷ trọng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học của Việt Nam là 0,27% GDP. Con số này thấp hơn các nước, khi mức chi ít nhất là 1% GDP.

Một rào cản nữa là hành lang pháp lý cho vấn đề tự chủ. Điển hình như  điều kiện để được tự chủ hoặc được cấp phép. Theo quy định hiện nay, trường đại học phải không có vi phạm gì trong 3-5 năm mới được tự chủ trong một số hoạt động như mở ngành, liên kết đào tạo, tăng chỉ tiêu… Thời gian 5 năm là một nhiệm kỳ của hiệu trưởng, nếu hiệu trưởng nhiệm kỳ trước vi phạm thì hiệu trưởng nhiệm kỳ này hết quyền tự chủ. Do đó, cần điều chỉnh thời hạn phạt tối đa là 12 tháng. Cũng cần sửa đổi các quy định để thực hiện quy tắc mỗi hành vi vi phạm chỉ xử phạt một lần – không vừa xử phát hành chính theo Nghị định chính phủ, vừa hạn chế mở ngành, hạn chế tự chủ theo các quy định khác.

Đặc biệt, mục đích tự chủ đại học là nâng cao chất lượng đào tạo, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển,… Tuy nhiên, nguồn lực hạn chế là khó khăn, thách thức của nhiều cơ sở GDĐH công lập. Trong giai đoạn tới, cần khẳng định việc tiếp tục đầu tư tài chính từ ngân sách (thông qua chế độ chi đầu tư theo Luật ngân sách Nhà nước hoặc giao vốn theo Luật quản lý và sử dụng vốn Nhà nước), chi đầu tư từ các bộ, ngành cho lĩnh vực GDĐH mà bộ, ngành quản lý… để tự chủ không đồng nghĩa với cắt toàn bộ đầu tư nhà nước như giai đoạn thí điểm và cách hiểu của một số cá nhân. Các cơ sở GDĐH trong giai đoạn hiện nay rất cần Nhà nước tiếp tục đầu tư công thông qua các chương trình, dự án để bảo đảm nguồn lực phát triển bền vững, thực hiện tự chủ đại học thành công.

HOÀNG HƯƠNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top