Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

“Khúc tráng ca hai chiều Tổ quốc”

Thứ Bảy 29/06/2019 | 08:30 GMT+7

VHO-Đó là tổ hợp 12 ca khúc “hùng tráng”, đặc sắc được NSƯT  Đạo diễn, họa sĩ, nhạc sĩ Trần Ngọc phổ nhạc từ các thi phẩm đang tạo tiếng vang của nhà thơ trẻ – Tiến sĩ Khoa học Lê Ngọc Ninh. Dự kiến, Chương trình “Lễ chào đời tổ hợp Thơ – Ca khúc: Khúc tráng ca hai chiều Tổ quốc” sẽ được tổ chức, phục vụ đông đảo khán giả với mục đích từ thiện tại Nhà Thái Học (Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Hà Nội) vào ngày 12.8.2019.

Có thể nói, Trần Ngọc (bên phải ảnh) và Lê Ngọc Ninh (hay Ngọc Lê Ninh) là hai tác giả đầy nhiệt huyết trong giới văn nghệ đương đại. Những tác phẩm của họ luôn được giới chuyên môn đánh giá cao, đặc biệt là dễ dàng được công chúng đón nhận một cách tự nhiên, không gượng ép. Bởi lời ca, giai điệu âm nhạc, ngôn ngữ thơ của họ luôn sâu lắng, tinh tế và đi vào lòng người… Không những thế, các tác phẩm của họ thường là những hình tượng triết mỹ, những “bức tranh” dung dị mà lay động tâm can, thể hiện sự lạc quan, niềm tin vào cuộc sống…

Với những giá trị to lớn đó, mà những nhạc phẩm của Trần Ngọc như: “Em như chim câu trắng” - ca khúc trong nhóm các ca khúc hay nhất cho thiếu nhi thế kỷ XX; “Tình em xứ Quảng”, “Xót xa”, “Người mẹ sông Hồng”, “Con là hoa của mẹ”… và những thi phẩm đang gây tiếng vang của Ngọc Lê Ninh như: Hai chiều Tổ quốc, Thơ mở cửa, Thơ mất ngủ, Dấu lặng yêu, Nóng ran mùa thay lá, Gió và núi, Chưa thể đặt tên, Miền hư ảo… đã trở thành những tác phẩm sống mãi cùng năm tháng. Từ đó mà nghệ danh: NSƯT Trần Ngọc, Nhà thơ trẻ Ngọc Lê Ninh đã trở thành những cái tên đã và được đông đảo công chúng yêu mến mỗi khi nhắc tới.

Chính nhờ có được năng lực nghệ thuật trời phú, mà hai tâm hồn thơ và nhạc của Trần Ngọc cũng như Ngọc Lê Ninh đã trở thành hai tâm hồn đồng điệu, hai dòng tư tưởng lớn đã giao thoa, gặp nhau tại cùng một điểm, để cùng đi tới Chân - Thiện - Mỹ. Hai dòng tư tưởng ấy đã hòa quyện vào nhau, dùng giá trị âm nhạc và nghệ thuật ngôn từ tạo dựng nên những thành phẩm tròn trịa như Khúc tráng ca hai chiều Tổ quốc.

Tổ hợp 12 ca khúc mang chủ đề Khúc tráng ca hai chiều Tổ quốc được Trần Ngọc phổ nhạc từ thơ của Ngọc Lê Ninh, một lần nữa cho thấy, giữa thơ và nhạc có sự tương phụ tương thành cho nhau, hai con tim đã giao hòa cùng nhịp đập. Họ đã dùng thơ và nhạc để nói lên khát khao của mình, của dân tộc Việt và của cả nhân loại. Từ đó, họ đang thực hiện những tác vụ nhanh chóng, khẩn trương để “Khúc tráng ca hai chiều Tổ quốc” chuẩn bị sớm “chào đời”, với nhiều hứa hẹn tiếp tục chinh phục những trái tim biết yêu và trân trọng cuộc sống.

Tiếp cận những thi phẩm với nhiều tứ thơ sáng tạo, mới lạ của Ngọc Lê Ninh, rồi phổ nhạc, NSƯT Trần Ngọc cho biết: “Giữa dòng đời mênh mang, biết bao nhiêu dòng thơ đã và đang chảy, chảy dọc dọc đổ vào trái tim và tâm hồn muôn người trên hành tinh này. Giữa dòng thơ mênh mang đó, một giọng thơ trẻ xuất hiện, bắt nguồn từ trái tim tâm hồn Ngọc Lê Ninh. Dòng thơ Ngọc Lê Ninh cũng chảy về một hướng, với cùng mục đích với những dòng thơ khác. Đó là ngợi ca cái đẹp của cuộc sống và con người, phê phán những tối tăm ngự trị trong nhân cách con người. Song cái lạ trong thơ của Ngọc Lê Ninh là tìm cho mình một tính cách riêng, lấy thiên nhiên sự vật, lấy cái thô ráp biến thành cái tinh tế, lấy cái mộc mạc tạc thành cái lung linh, lấy cái hư vô dệt lên những sợi tơ óng mượt dâng hiến cho đời. Từ ngữ trong thơ Ngọc Lê Ninh không trau chuốt bóng bảy, nhưng hàm ý sâu đậm, tính triết mỹ thâm thúy, ý thơ không cầu kỳ nhưng ý tưởng sắc sảo. Ngọc Lê Ninh đã biết khai thác, tìm tòi, lọc trong muôn vàn mỏ đất đá những viên ngọc, những mảnh quặng quý, xây nên cái đẹp trong thơ. Và trong dòng nham thạch xối xả, Ngọc Lê Ninh đã nhúng tay bút, chịu sự nóng ran, tôi luyện để viết lên những dòng thơ ngọt mát cho đời, cho người. Tôi trân trọng dòng thơ Ngọc Lê Ninh, bởi không sao chép, không mô phỏng, không vương, không dính phong cách của nhiều nhà thơ khác. Tôi yêu dòng thơ Ngọc Lê Ninh bởi tính độc đáo, sự sáng tạo, đổi mới và táo bạo. Từ những cảm nhận chân thực đó, dòng âm nhạc trong trái tim, tâm hồn, trí tuệ của tôi Nghệ sỹ ưu tú, Đạo diễn, Nhạc sỹ, Họa sỹ Trần Ngọc đã nâng cánh thơ của Ngọc Lê Ninh bay lên khoảng trời tình yêu vô tận và như một nàng gió xuân ôm ấp dòng thơ Ngọc Lê Ninh tung cánh buồm của con thuyền tình vượt sóng sâu thác ghềnh tới bến ngọt bờ hoa trong trái tim muôn người...”.

Cũng qua những tập thơ của Ngọc Lê Ninh, dưới góc độ chuyên môn, nhiều nhà lí luận phê bình nghệ thuật, nhà văn, nhà thơ như Hoàng Nhuận Cầm, Văn Giá, Nguyễn Việt Chiến, Bùi Việt Thắng,… cũng đánh giá rất cao về giá trị nghệ thuật thơ anh. Nhà văn Sương Nguyệt Minh nhận xét: “Trong lao động nghệ thuật, Nhà thơ Ngọc Lê Ninh rất có ý thức lạ hóa ngôn ngữ. Đó là bản chất của người sáng tạo luôn đi tìm cái mới, cái lạ, cái không thông thường. Nhiều ngôn từ trong thơ anh là những khái niệm, hình ảnh, những cụm từ rất thơ và cũng rất đời, song không giống ai. Đó cũng là một trong các yếu tố làm nên gương mặt thơ riêng Ngọc Lê Ninh…”.

Nói về NSƯT Trần Ngọc, Tiến sĩ Lê Ngọc Ninh cho biết: “Tôi có duyên gặp được anh Trần Ngọc trong khoảng thời gian ngắn gần đây. Nhưng thật bất ngờ, đồng cảm với những tập thơ của tôi, NSƯT Trần Ngọc đã phổ nhạc rất nhanh nhiều thi phẩm đặc sắc sắp chào đời tới đây. Đặc biệt, tôi thật sự ngưỡng mộ tài năng của ông, với nhiều tố chất nghệ sỹ hòa cùng trong một nhân cách....

Sự kiện Lễ chào đời Khúc tráng ca hai chiều Tổ quốc lần này cũng được dàn dựng chuyên nghiệp bởi chính Đạo diễn, NSƯT Trần Ngọc, cùng sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, ca sĩ hàng đầu hiện nay như: Lương Hải Yến (Quán quân dòng nhạc Thính phòng Sao mai 2019), Phương Thủy (Quán quân Sao mai 2014), Xuân Hảo (Quán quân Sao mai 2009),... và nhiều nhà tài trợ.

HƯNG HÀ

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top