Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Về những sai phạm nghiêm trọng tại ĐH Đông Đô:  Văn bản có gửi đến nhưng Bộ GD&ĐT nói không biết?

Thứ Sáu 30/08/2019 | 10:12 GMT+7

VHO- Đào tạo chui văn bằng 2 từ nhiều năm nay và hậu quả là nhiều người trong ban lãnh đạo trường Đại học Đông Đô bị khởi tố, bị bắt, bị truy nã... Nhưng hệ lụy do Đại học Đông Đô gây ra chưa dừng lại ở đó, hàng trăm học viên đã hoàn thành chương trình không biết bao giờ mới được cấp bằng và bằng đó liệu có được công nhận hay không?

 Cuộc “đối thoại” giữa đại điện lãnh đạo ĐH Đông Đô và hơn 200 học viên ở Hải Phòng Ảnh: NGUYỄN HÙNG

 Dư luận rất quan tâm về việc minh bạch thông tin từ Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, động thái của Bộ này cho thấy, Bộ này thoái thác trách nhiệm nhiều hơn là cầu thị.

Không có câu trả lời thỏa đáng

Mới đây nhất là cuộc “đối thoại” giữa đại điện được cho là lãnh đạo ĐH Đông Đô và hơn 200 học viên ở Hải Phòng đã đăng ký học 4 lớp văn bằng 2 và liên thông của trường, học tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên Hải Phòng. Các học viên cho biết đã nộp hàng chục triệu đồng học phí/học viên. Theo thông báo của trường, thành phần tham dự cuộc đối thoại có ông Lê Ngọc Tòng, Phó hiệu trưởng (hiện đã là Phó hiệu trưởng phụ trách trường), bà Trần Kim Oanh, Phó hiệu trưởng và cô Nguyễn Thị Thảo. Thời gian của buổi làm việc là 10h ngày 25.8.2019.

Tuy nhiên, để “tránh báo chí”, trường đã bắt học viên chờ đợi hơn 1 giờ đồng hồ, đồng thời tới dự họp không có bất cứ ai thuộc Ban giám hiệu, chỉ có 3 cán bộ, trong đó 2 cán bộ cấp phòng ban chỉ mới nhận nhiệm vụ trước đó vài ngày! Điều đáng nói là, những câu hỏi rất cụ thể về quyền lợi của học viên như “họ đã học hai năm, đã thi xong tốt nghiệp, vậy họ có được cấp bằng không? Văn bằng của họ có được công nhận không? Nếu không được công nhận thì số tiền họ bỏ ra để học suốt hai năm qua có được hoàn lại không?”... đã không nhận được bất cứ câu trả lời nào của đại diện lãnh đạo nhà trường. Dù trước đó thông báo lãnh đạo trường sẽ gặp học viên để giải tỏa mọi thắc mắc, nhưng các vị đại diện trường có mặt hôm đó “chỉ để lắng nghe, không có thẩm quyền trả lời, không có thẩm quyền quyết định” khiến không ít học viên thất vọng bỏ về.

Kết quả là dù cuộc họp kéo dài 1 giờ đồng hồ nhưng tất cả những thắc mắc của học viên đều không có lời giải đáp và đại diện trường cũng không đưa ra một lịch hẹn cụ thể làm việc lại với các học viên.

Bộ GD&ĐT không biết hay thoái thác trách nhiệm?

Ngày 17.8, trả lời câu hỏi của báo chí rằng Bộ GD&ĐT có cấp phép cho Trường đại học Đông Đô đào tạo văn bằng 2 hay không, Bộ GD&ĐT khẳng định: “Theo Quyết định số 22/QĐ-BGDĐT, cơ sở đào tạo phải có văn bản đề nghị với Bộ GD&ĐT về việc cho phép đào tạo văn bằng 2. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT chưa nhận được văn bản đề nghị về việc cho phép đào tạo văn bằng 2 của Trường Đại học Đông Đô nên Bộ chưa có văn bản cho phép trường được đào tạo văn bằng 2...”.

Tuy nhiên, căn cứ vào những tài liệu đã được xác thực, chứng minh ít nhất trong 3 năm liên tiếp từ 2015-2017, Bộ GD&ĐT đã xác nhận chỉ tiêu đào tạo văn bằng 2 cho Trường đại học Đông Đô. Cụ thể, vào năm 2015, văn bản số 173 ngày 1.4.2015 của Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ GD&ĐT) do Phó Vụ trưởng Nguyễn Văn Áng (hiện đã nghỉ hưu) ký gửi Trường đại học Đông Đô về việc đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh năm 2015 cho thấy, Bộ GD&ĐT đã xác nhận chỉ tiêu đào tạo văn bằng 2 chính quy của trường này là 500 chỉ tiêu. Năm sau, thông báo số 68 ngày 24.2.2016 cũng của Vụ Kế hoạch Tài chính đã xác nhận chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo văn bằng 2 chính quy năm 2016 của Trường đại học Đông Đô là 150 chỉ tiêu...

Còn năm 2017, đích thân ông Trần Tú Khánh, Vụ trưởng vụ Kế hoạch Tài chính ký thông báo số 136 ngày 7.3.2017 xác nhận chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo văn bằng 2 chính quy năm 2017 của Trường đại học Đông Đô là 150 chỉ tiêu ở một số khối ngành. Đặc biệt, phần ghi nơi nhận của các thông báo xác nhận chỉ tiêu đào tạo văn bằng 2 này là “trường Đại học Đông Đô, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT (để báo cáo), Thứ trưởng Bùi Văn Ga (để báo cáo), Vụ Giáo dục Đại học, Thanh tra bộ GD&ĐT”. Câu hỏi được dư luận đặt ra là, những người có trách nhiệm ở Bộ GD&ĐT có đọc những văn bản này hay cố tình lảng tránh trách nhiệm liên quan?

Trao đổi với Văn Hóa về những vấn đề nếu trên, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, hiện là Phó chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH-CĐ Việt Nam khẳng định, thứ nhất Trường Đại học Đông Đô có sai phạm thì Bộ GD&ĐT phải liên đới trách nhiệm. Đó là điều không cần bàn cãi, còn trách nhiệm đến đâu thì các cơ quan chức năng sẽ làm rõ. Vấn đề là thái độ của Bộ đối với những sai phạm của trường, của các đơn vị chức năng thuộc Bộ có liên quan và với trách nhiệm của mình như thế nào. “Thứ nữa, theo tôi được biết ít nhất việc thẩm định về các điều kiện của Trường Đại học Đông Đô để giao chỉ tiêu có liên quan tới Vụ Kế hoạch Tài chính của Bộ. Rồi việc cấp các phôi bằng tốt nghiệp cũng có liên quan tới Văn phòng Bộ. Lẽ ra khi tiến hành xác nhận chỉ tiêu cũng như cấp phôi bằng tốt nghiệp, các đơn vị liên quan của Bộ cũng phải phối hợp để giám sát, hậu kiểm chặt chẽ về chương trình, thời gian đào tạo, việc cấp bằng tốt nghiệp, quản lý chặt số lượng bằng thì hạn chế được sai phạm hoặc ít nhất cũng là quy mô sai phạm. Tôi đánh giá ở đây là thiếu sự phối hợp đồng bộ giữ các đơn vị trong Bộ và việc này cần khắc phục ngay”, ông Nhĩ nói.

PGS Trần Xuân Nhĩ cũng cho rằng, xâu chuỗi những vụ việc nghiêm trọng gần đây xảy ra trong ngành GD&ĐT, Bộ GD&ĐT cần nghiêm túc xem xét lại thái độ của mình đối với các vụ việc đó, đừng để dư luận đánh giá là thiếu trách nhiệm và thiếu sự cầu thị để có thể có những giải pháp hiệu quả, hạn chế những vụ việc tương tự trong tương lai. 

Việc thẩm định về các điều kiện của Trường đại học Đông Đô để giao chỉ tiêu có liên quan tới Vụ Kế hoạch Tài chính của Bộ. Rồi việc cấp các phôi bằng tốt nghiệp cũng có liên quan tới Văn phòng Bộ. Lẽ ra khi tiến hành xác nhận chỉ tiêu cũng như cấp phôi bằng tốt nghiệp, các đơn vị liên quan của Bộ cũng phải phối hợp để giám sát, hậu kiểm chặt chẽ về chương trình, thời gian đào tạo, việc cấp bằng tốt nghiệp, quản lý chặt số lượng bằng thì hạn chế được sai phạm hoặc ít nhất cũng là quy mô sai phạm...

(PGS.TS TRẦN XUÂN NHĨ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT)

 

 QUỐC HÙNG

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
Tuyển Việt Nam chốt danh sách 28 cầu thủ thi đấu với Indonesia

Tuyển Việt Nam chốt danh sách 28 cầu thủ thi đấu với Indonesia

VHO - Để chuẩn bị cho 2 trận đấu gặp đội tuyển Indonesia trong khuôn khổ bảng F vòng loại thứ 2 World Cup 2026 khu vực châu Á, tối 18.3, HLV trưởng Philippe Troussier đã công bố danh sách 28 cầu thủ của đội tuyển Việt Nam sẽ tham dự 2 trận đấu này.

Chi tiết
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top