Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Hậu Covid-19, Paris bây giờ ra sao?

Thứ Hai 06/07/2020 | 11:27 GMT+7

VHO- Sau cuộc chiến với đại dịch Covid-19, một cuộc sống “bình thường mới” tại thủ đô Paris của Pháp đã trở lại. Và chắc hẳn, những ký ức đau buồn về Covid-19 chỉ như một cơn ác mộng mà mỗi người dân Paris đều muốn quên đi để hướng tới một tương lai tươi sáng hơn.

Tất cả bàn ăn phải đặt cách nhau 3 feet. Nguồn: CNN

Một chiếc xô chứa đầy những chiếc khăn giấy ướt lau tay dùng một lần và những chai nước rửa tay tiệt trùng khổng lồ có thể được thấy trên mỗi bàn ăn tại nhà hàng Chez L'Ami Jean tại Paris.  Ở lối vào của cửa hàng bách hóa xa xỉ phẩm Galeries Lafayette, nhân viên bảo vệ đứng bơm nước xịt khử trùng một cách hào phóng vào lòng bàn tay của những người vào mua sắm. Dọc theo một trong những tuyến đường giao thông đông đúc nhất của thủ đô Pháp, xe hơi và xe máy ga đã được thay thế bằng một đoàn xe đạp. Một số người lịch lãm trong bộ vest, một số diện những chiếc váy điệu đà - người dân Paris đạp xe cạnh nhau một cách trật tự, nhưng vội vã.

Cuối cùng, sau bao ngày trờ đợi vì lệnh khóa để đối phó với đại dịch Covid-19, vào thứ năm (2.7), các bậc thang kim loại của tháp Eiffel lại bắt đầu kêu vang lên những bước chân du khách hào hứng trèo lên để ngắm nhìn thành phố hoa lệ trong khi thang máy vẫn chưa hoạt động trở lại. Hậu đại dịch Covid-19, một cuộc sống “bình thường mới” đã trở lại với những chiếc khẩu trang, dấu xác định vị trí giãn cách xã hội trên sàn, các tấm kính che, chai nước rửa tay khử trùng và còn rất nhiều thứ khác nữa. Thủ đô Paris đã dần mở cửa trở lại kể từ ngày 2.6, đáng chú ý nhất chính là Chính quyền Paris đã cho phép cư dân quay trở lại công viên thành phố và đi ra khỏi nhà một cách tự do (nếu như trước đây họ phải điền vào các mẫu đơn khi đi đâu đó). Kể từ ngày 15.6, các nhà hàng và quán cà phê được phép mở hoạt động lại ở Paris. Rõ ràng, chúng ta có thể thấy đây là những minh chứng rõ ràng nhất biểu hiện rằng lệnh khóa ở Paris cuối cùng cũng đã kết thúc. Nếu như không có các quán cà phê, quán rượu và quán bar thì thủ đô Paris trở nên thật lạ lẫm.

Tại nhà hàng Chez L'Ami Jean, đầu bếp Stéphane Jégo đã sắp xếp lại tất cả bàn ghế dành cho khách hàng để đáp ứng đúng quy tắc giãn cách 3 feet ở Pháp trong chế độ “bình thường mới”. Để bù đắp cho việc mất một nửa trong số 55 chỗ ngồi trong phòng ăn, đầu bếp Stéphane Jégo đã phải tận dụng một khoảng sân ngoài trời. Trước đây, địa điểm này thường dành làm bãi đậu xe trên đường. Đó là một thay đổi rất lớn đối với nhà hàng Chez L'Ami Jean, kể cả đối với khách du lịch và người dân địa phương khi trước đây họ từng có thói quen dùng bữa theo kiểu gia đình, nơi các bàn ăn được đặt cạnh nhau, không khí ồn ào, sôi động và vui vẻ.  Mặc dù du lịch giữa các quốc gia Schengen ở châu Âu đã mở cửa trở lại và du lịch quốc tế từ bên ngoài khu vực Schengen sẽ được phép tiếp tục đối với các quốc gia được chọn kể từ ngày 1.7, nhưng sẽ mất một thời gian dài cho đến khi du lịch trở lại bình thường như trước khi diễn ra đại dịch Covid-19.

Nhà hàng Chez L'ami Jean đã mở cửa trở lại ở Paris với những chỗ ngồi ngoài trời mới trên vỉa hè. Nguồn: CNN

Năm ngoái, thủ đô Paris đã đón 38 triệu du khách, trong đó khách du lịch Mỹ và Anh dẫn đầu thị trường quốc tế, Trong đó, khách Mỹ chiếm 2,56 triệu lượt khách sạn trong năm 2019. Phải chứng kiến Paris không có khách du lịch, người dân địa phương ở đây đã hiểu được tầm quan trọng của khách du lịch quốc tế đối với thành phố.

Mua sắm tại Paris

Mặc dù việc đeo khẩu trang không bắt buộc trong nơi công cộng, nhiều cửa hàng tư nhân, cửa hàng bách hóa lớn vẫn yêu cầu tất cả mọi người phải đeo chúng trong suốt quá trình mua sắm của họ.

Người mua hàng được mời khử trùng tay bằng chất khử trùng đặt tại lối vào cửa hàng. Tại một số cửa hàng, khách hàng còn được yêu cầu không được chạm vào hàng hóa.

Tháp Eiffel đã mở cửa trở lại vào ngày 25 tháng 6. Nguồn: CNN

Bảo tàng và thắng cảnh

Tại bảo tàng Louvre, người ta không còn trông thấy cảnh chen chúc nhau để chiêm ngưỡng kiệt tác nàng Mona Lisa. Trở lại vào ngày 6.7, bảo tàng yêu cầu khách thăm quan phải mua vé trực tuyến và cam kết đến vào một khung giờ nhất định, giống như một cuộc hẹn hoặc đi xem phim. Điều này giúp các nhà quản lý kiểm soát đám dông. Du khách cũng phải đi theo một con đường được chỉ định đến các bức tranh nhằm giảm bớt ùn tắc.

Tương tự như vậy, du khách phải mua vé trực tuyến trước cho bảo tàng Orsay và Cung điện Versailles. Đối với các chuyến thăm đến tất cả các bảo tàng và các địa danh khác, việc đeo khẩu trang là bắt buộc.

Ăn tối tại Paris

Theo chỉ thị của Chính phủ Pháp, các bàn ăn phải giữ đúng khoảng cách với nhau tối thiểu 3 feet. Để khắc phục cho việc thiếu không gian đặt bàn ăn, thủ đô Paris cho phép các nhà hàng tận dụng bãi đậu xe trên đường và vỉa hè.

Trong nhà hàng, tất cả nhân viên phải đeo khẩu trang. Thực khách cũng được tặng khẩu trang khi đi vệ sinh hoặc đi bộ qua phòng ăn. Một số nhà hàng cũng đã giới thiệu các menu mã QR có thể được kích hoạt bằng điện thoại thông minh nhằm loại bỏ các menu giấy.

nh Phương (Nguồn: CNN)

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top