Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Vắcxin Covid-19 thứ 2 ở Việt Nam thử nghiệm trên người:  Được phát triển trên biến chủng mới của SARS-CoV-2

Thứ Hai 25/01/2021 | 11:17 GMT+7

VHO- Trước biến thể SARS-CoV-2 lây lan ra 50 nước và vùng lãnh thổ cùng với biến thể được phát hiện tại Nam Phi cũng đã xuất hiện tại 23 nước và vùng lãnh thổ, GS.TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương nhận định, biến chủng này chỉ đột biến trên một số điểm nên không ảnh hưởng tới vắcxin phòng Covid-19 do Việt Nam sản xuất.

 Đông đảo bạn trẻ đăng ký thứ nghiệm vắcxin Covivac trong ngày 21.1 tại ĐH Y Hà Nội

 Vừa qua, vắcxin phòng Covid-19 thứ 2 của Việt Nam mang tên Covivac, sản phẩm hợp tác của Viện Vắcxin và Sinh phẩm y tế (IVAC) với các trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức quốc tế đã chính thức được khởi động tiêm thử nghiệm lâm sàng trên người.

TS Dương Hữu Thái, Viện trưởng IVAC cho biết, Covivac là vắcxin toàn hạt virus tinh khiết, bất hoạt, dạng dung dịch có hoặc không có chất bổ trợ, không có chất bảo quản. Vắcxin Covivac đã được IVAC bắt đầu nghiên cứu từ tháng 5.2020, thực hiện các nghiên cứu tiền lâm sàng tại Ấn Độ, Mỹ và Việt Nam, kết quả cho thấy tính an toàn và hiệu quả trên thực nghiệm, đạt đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn để có thể tiến hành nghiên cứu trên người. Đề cương nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 1 và giai đoạn 2 của vắcxin Covivac đã được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia (Bộ Y tế ) và Hội đồng Đạo đức cấp sở của các đơn vị liên quan thẩm định ngày 19.1. “Vắcxin Covivac được sản xuất bảo đảm tính sinh miễn dịch cao, điều kiện bảo quản không quá ngặt nghèo, phù hợp và có cơ sở vật chất sẵn sàng tại các khu tiêm chủng. Đặc biệt, vắcxin này được phát triển trên biến chủng mới của SARS-CoV-2. Vì thế, chúng ta có thể đặt niềm tin vào vắcxin này”, ông Phạm Văn Tác, Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) cho hay.

Phân tích về tính hiệu quả của vắcxin thứ 2 này, GS.TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương chia sẻ: Vắcxin Covivac có công nghệ sản xuất là vắcxin vector Newcastle, gắn gene biểu hiện protein S của SARS-CoV-2. Các nhà khoa học sử dụng protein S của virus này làm kháng nguyên. Hiện thế giới phát hiện đột biến trên một số chủng ở Anh, Nam Phi, trong đó ghi nhận một số điểm trên gene mã hóa S. Trên thế giới, các loại vắcxin Covid-19 đang nghiên cứu cũng không bị ảnh hưởng tới kháng nguyên và tính sinh miễn dịch. Đó chính là lý do các nhà sản xuất vẫn dùng chủng này để sản xuất vắcxin.

Cũng theo Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, so sánh ở một số biến chủng virus, các đột biến có điểm khác nhau nhưng toàn bộ đoạn protein S không bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, các nghiên cứu chỉ ra biến chủng virus lây nhanh hơn chủng cũ nhưng về lâm sàng chưa ghi nhận tình trạng bệnh nặng hơn. Tỷ lệ tử vong cũng không có sự khác biệt. “Bản chất của virus là thường xuyên xảy ra đột biến. Đơn cử vắcxin cúm hằng năm đều có sự đột biến, thay đổi. Các nhà sản xuất sẽ dựa trên sự thay đổi đó để điều chỉnh”, GS Đức Anh nhấn mạnh.

Giải thích thêm về đột biến virus, GS Tạ Thành Văn, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội thông tin: Về nguyên tắc đột biến khoảng 1-3 điểm sẽ không làm ảnh hưởng tới kháng nguyên. Đó là lý do các nhà khoa học thế giới tiếp tục tạo vắcxin dựa trên chủng ban đầu. Ưu điểm của Covivac còn là nhiệt độ bảo quản 2-8 độ C, tiện hơn trong việc bảo quản so với các loại vắcxin khác. Theo GS.TS Đặng Đức Anh, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương sẽ nhận thử nghiệm giai đoạn 1, 2 và khi có kết quả tốt sẽ triển khai giai đoạn 3. Nghiên cứu giai đoạn 1 dự kiến sẽ tiến hành tuyển chọn 120 người tình nguyện là người khỏe mạnh, chia thành năm nhóm sử dụng các liều vắcxin 1 mcg, 3 mcg, 10 mcg, 1 mcg có bổ sung tá chất và sử dụng giả dược. So sánh về liều của Vắcxin Covid-19 thử nghiệm trên người đầu tiên ở Việt Nam (250, 500, 750 mcg), Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương chỉ rõ, công nghệ Nanocovax khác với công nghệ của vắcxin Covivac vì có hàm lượng kháng nguyên khác nhau. Nanocovax có hàm lượng kháng nguyên cao hơn, nhưng điều này không ảnh hưởng tới tính chất của kháng nguyên của vắcxin đó. Mục đích cuối cùng là có vắcxin tạo đáp ứng miễn dịch.

Mỗi người tình nguyện tham gia nghiên cứu sẽ được tiêm hai mũi (vắcxin hoặc giả dược) cách nhau 28 ngày. Dự kiến, người tình nguyện đầu tiên sẽ được tiêm vắcxin thử nghiệm vào tháng 2.2021. Sau khi thu thập được kết quả nghiên cứu giai đoạn 1 vào ngày 43 của tất cả những người tình nguyện, nếu vắcxin cho thấy đạt các tiêu chuẩn về an toàn và tạo được miễn dịch có khả năng phòng bệnh thì sẽ tiếp tục triển khai nghiên cứu giai đoạn 2 với cỡ mẫu lớn hơn. Dự kiến, tháng 5.2021, giai đoạn 1 sẽ hoàn thành; giai đoạn 2 thực hiện trong tháng 7 đến tháng 9-2021 và giai đoạn 3 vào cuối năm. 

 VIỆT THANH

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top