Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Kiến tạo văn hóa từ “tam tính”

Thứ Hai 27/02/2023 | 09:30 GMT+7

VHO- Để đánh giá sức sống, giá trị của Đề cương về văn hóa Việt Nam cần dựa trên lăng kính “tam tính”: Nhân tính, quốc tính và cá tính. Tức là xây dựng con người văn hóa Việt Nam hội tụ ba đặc tính văn hóa nói trên.

Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức cho các em học sinh xuất sắc tham quan Đại Nội Huế và Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế Ảnh: HUẾ THU

Đã là con người thì phải có nhân tính, đã là người Việt thì phải có quốc tính Việt Nam và quốc tính này cần được sàng lọc bởi nhân tính. Bất cứ một quốc tính nào đi ngược với nhân tính thì quốc tính đó cần dẹp bỏ, chứ không phải vì đó nó lâu đời, có bề dày lịch sử thì phải nâng niu, gìn giữ. Ngay cả phong tục cũng bao gồm cả mỹ tục và hủ tục. Mỹ tục là những phong tục phù hợp với nhân tính, còn hủ tục là những phong tục không phù hợp với nhân tính, rời xa nhân tính. Còn cá tính thì phải được xây dựng trên nền tảng của nhân tính và được vun bồi bởi quốc tính.

Nói tóm lại, chúng ta phát triển một thế hệ người Việt Nam rất là nhân loại, rất dân tộc mà cũng rất là chính mình. Đây cũng là một trong những đích hướng tới sau 80 năm chúng ta triển khai và kết thừa Đề cương về văn hóa Việt Nam. Đề cương văn hóa đã định hướng chúng ta cần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam trong tương lai, một nền văn hóa “rất nhân loại, rất dân tộc và rất là chính mình”. Rất nhân loại là để được là “con người” và chung sống với đồng loại của mình ở khắp thế giới, nhưng cũng rất dân tộc; bởi chúng ta có bản sắc, lịch sử và cội nguồn rất riêng của mình, không lẫn vào bất cứ một dân tộc hay quốc gia nào khác. Không nên tạo ra một thế hệ mang danh công dân toàn cầu mà không có Tổ quốc, một thế hệ người Việt mà không phải người Việt.

Tôi tin rằng hướng đến “tam tính” như trên thì sẽ được đón nhận trong thực tiễn xã hội hiện đại, còn nếu đi ngược lại ba đặc tính trên thì chưa phù hợp, cần phải thay đổi và điều chỉnh. Đối với cá tính phải dựa trên nền tảng của nhân tính, bởi cá tính mà không có nhân tính thì thành ra quái tính.

Đưa ra một chủ trương văn hóa có ý nghĩa rất quan trọng, bởi nó liên quan đến phát triển con người, văn hóa như thế nào thì sẽ cho ra con người như thế đấy. Nhưng văn hóa là sản phẩm của giáo dục, giáo dục như thế nào thì cho ra văn hóa như thế đó, và giáo dục là sản phẩm của cả một hệ thống. Vì thế, để phát triển văn hóa thì cần cải cách giáo dục hướng đến giáo dục khai phóng.

Nhà hoạt động giáo dục GIẢN TƯ TRUNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top