Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Ghi danh Lễ hội đền Tranh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thứ Tư 01/03/2023 | 11:00 GMT+7

VHO- Ngày 1.3 (tức mùng 10.2 Âm lịch), UBND huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương tổ chức Lễ hội đền Tranh và công bố Quyết định của Bộ VHTTDL ghi danh Lễ hội đền Tranh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thuỷ trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ VHTTDL ghi danh Lễ hội đền Tranh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc  gia cho chính quyền và nhân dân xã Đồng Tâm

Dự lễ khai hội có Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thuỷ; Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa; Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ Vũ Hoài Bắc;  Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh  Hải Dương Triệu Thế Hùng; đại diện Cục Di sản Văn hóa (Bộ VHTTDL) và một số sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh.

Đền Tranh, còn gọi là đền Quan Lớn Tuần Tranh, là một ngôi đền cổ thờ vị thần sông nước cai quản khúc sông ở gần bến đò Tranh, thuộc xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

Ông Nguyễn Thành Vạn, Phó Chủ tịch UBND huyện Ninh Giang đọc diễn văn khai mạc lễ hội

Quan Lớn Tuần Tranh là một vị quan Tuần Phủ được giao cai quản ngã 3 sông Chanh, nơi giao nhau của 3 vùng đất Ninh Giang - Vĩnh Bảo - Thái Bình. Quan Lớn Tuần Tranh là một vị quan mẫu mực, hết lòng vì dân vì nước, bảo vệ vùng đất Ninh Giang, xây dựng cuộc sống ấm no cho người dân.

Quan Lớn Tuần Tranh sống trong lòng mỗi người con Ninh Giang như một vị Thần. Để tưởng nhớ công đức to lớn của Quan Lớn Tuần Tranh, chính quyền địa phương và những người con Ninh Giang đã xây dựng ngôi đền thờ ông.

Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, năm 1946, thực hiện chủ trương “tiêu thổ kháng chiến”, đền Tranh chỉ còn giữ lại cung cấm làm nơi thờ tự. Năm 1954, Đền Tranh được phục dựng lại để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.

Lễ rước Thánh tại Lễ hội đền Tranh

Từ năm 1996 đến năm 2006, đền được đầu tư tôn tạo, xây dựng khang trang từ nhiều nguồn vốn. Năm 2009, đền Tranh được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Về giá trị văn hóa phi vật thể, đền Tranh còn bảo lưu được nhiều trầm tích văn hóa với rất nhiều các sự lệ trong năm và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Đền thờ Quan Lớn Tuần Tranh - hàng quan lớn trong hệ tứ phủ thuộc tín ngưỡng Đạo Mẫu.  Trước Cách mạng Tháng   Tám, mỗi năm vào tháng 2 và tháng 8 là các kỳ lễ hội chính, ngoài ra còn có lễ Tiệc Quan ngày 25 tháng 5 Âm lịch. Ngày lễ trọng của kỳ lễ hội thứ nhất là ngày 14.2 Âm lịch, tương truyền kỷ niệm ngày sinh của Quan Lớn Tuần Tranh; lễ trọng của kỳ lễ hội thứ 2 là ngày 22.8 Âm lịch, tưởng niệm ngày mất của Đức Thánh Trần Hưng Đạo - người có công trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông ở thế kỷ thứ XIII.

Đại biểu, nhân dân và du khách dâng hương tại đền thờ Quan lớn Tuần Tranh 

Trong diễn văn khai mạc lễ hội Đền Tranh năm 2023, ông Nguyễn Thành Vạn, Phó Chủ tịch UBND huyện khẳng định: Các sự lệ và lễ hội tại đền Tranh thể hiện ước vọng và năng lực sáng tạo văn hóa của cộng đồng nhân dân tại địa phương. Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa, trong đó có di sản văn hóa tại đền Tranh đã góp phần làm sống lại những giá trị văn hóa nghệ thuật của một vùng quê văn hiến có bề dày lịch sử lâu đời, qua đó cũng góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Với giá trị đặc biệt về văn hóa, lịch sử, khoa học, ngày 4.4.2022, Bộ trưởng Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 781, ghi danh Lễ hội truyền thống đền Tranh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội đền Tranh năm nay được tổ chức từ ngày 1-3.3 với nhiều hoạt động phong phú bên cạnh việc tổ chức các nghi lễ truyền thống như tổ chức trưng bày các sản phẩm OCOP, chương trình giao lưu văn nghệ, các trò chơi dân gian như: kéo co, cờ tướng, đập niêu đất, bắt chạch trong chum, vật dân tộc, đi cầu kiều trên cạn, pháo đất…

Nghi lễ rước nước

Đặc sắc nhất là lễ rước nước, các đoàn dâng lễ vật, chương trình văn nghệ, khai hội, công bố quyết định đưa Lễ hội truyền thống đền Tranh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể, dâng hương, tế Quan và tế Mẫu. Tổ chức các trò chơi như kéo co, cờ tướng, lễ mộc dục. Ngoài hoạt động dâng hương, lễ hội còn có hoạt động hát văn và hầu Thánh. 

Các sự lệ và lễ hội trong năm tại đền Tranh thể hiện ước vọng, năng lực sáng tạo văn hóa của cộng đồng nhân dân tại địa phương. Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa, trong đó có di sản văn hóa tại đền Tranh đã làm sống lại những giá trị văn hóa nghệ thuật của một vùng quê văn hiến có bề dày lịch sử lâu đời, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

THUỲ LINH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top