Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Thi tuyển vào lớp 10 hoàn toàn nằm trong quyền tự chủ của các địa phương

Thứ Sáu 03/03/2023 | 21:37 GMT+7

VHO – Việc thi 3 môn hay 4 môn, thi tuyển hay xét tuyển, hoàn toàn nằm trong quyền tự chủ của các địa phương, các cơ sở giáo dục đào tạo, căn cứ vào đặc điểm của từng địa phương. Điều quan trọng là thi hay xét tuyển đều phải đảm bảo công bằng, tin cậy. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT  Hoàng Minh Sơn tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2.2023.

Trả lời báo chí về quan điểm của Bộ GD&ĐT đối với phương án chọn môn thi vào lớp 10 của các địa phương như thế nào,  khi vấn đề công bằng và giảm áp lực cho các thí sinh đang được dư luận rất quan tâm, đặc biệt khi có địa phương tổ chức thi cả 3 môn, có địa phương lại xét tuyển vào lớp 10, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, phương án tuyển sinh vào lớp 10 do các địa phương tự quyết định. Trên cơ sở quy định của Thông tư năm về quy chế thi THCS, THPT được Bộ GD&ĐT ban hành năm 2014, việc tổ chức thi, xét tuyển hay là kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển được giao quyền chủ động cho các địa phương thực hiện phù hợp với đặc điểm của địa phương và các Sở GD&ĐT tham mưu, trình UBND tỉnh, thành phố phê duyệt kế hoạch cũng như quyết định môn thi, hình thức thi, hệ số bài thi, điểm cộng, v.v…

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn trả lời báo chí tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2.2023

Việc tổ chức kỳ thi hay xét tuyển được căn cứ vào số lượng thí sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 và khả năng đáp ứng của các trường tại địa phương. Khi số lượng thí sinh muốn vào học lớp 10 lớn hơn số chỗ mà các trường đưa ra, hoặc là có trường, chẳng hạn trường chuyên, số chỗ ít nhưng nhiều học sinh muốn vào thì cần thiết phải tổ chức xét tuyển hoặc thi tuyển hoặc kết hợp. Đấy là lý do phải tổ chức xét tuyển hay thi tuyển. Như vậy, tùy từng địa phương, tùy đặc điểm, căn cứ số lượng học sinh đăng ký dự tuyển và số lượng các trường THPT trên địa bàn đó có thể tiếp nhận thì có các hình thức khác nhau.

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, đối với địa phương không có vấn đề gì về số lượng, số chỗ các trường phổ thông cung cấp nhiều thì việc xét tuyển khá đơn giản, không có gì căng thẳng, không áp lực. Nhưng càng ở những thành phố lớn, những trường chuyên, những trường có tiếng, có uy tín thì việc tổ chức thi mới thành vấn đề lớn. “Điều đáng lưu ý nhất là thi hay xét tuyển đều phải đảm bảo công bằng, tin cậy, sau đó ta mới nói đến chuyện áp lực, ông Sơn nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cũng cho rằng, áp lực khó thay đổi dù thi hay xét tuyển khi mà giữa cung và cầu, giữa số lượng vào và số chỗ để tiếp nhận là khác nhau nên thi hay xét tuyển thì áp lực cũng không hề giảm mà chỉ chuyển từ chỗ này sang chỗ khác, thời gian này sang thời gian khác. Nếu tổ chức thi thì áp lực dồn vào thời gian ôn thi và thi nhưng nếu dựa vào xét tuyển trên học bạ thì áp lực rải ra các năm học. Tổng cộng là áp lực không giảm đi.

Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2022-2023 tại Hà Nội

Còn thi 3 môn hay 4 môn, không liên quan đến sự công bằng giữa các địa phương, mà chỉ tính đến sự công bằng ngay trong cùng một địa phương. “Trong một địa phương các thí sinh cùng thi vào một trường thì lúc đó ta quan tâm đến độ tin cậy, công bằng và 3 môn hay 4 môn không ảnh hưởng nhiều đến tin cậy, công bằng. Cái quan trọng đối với các trường phổ thông là yêu cầu đầu vào, yêu cầu năng lực về kiến thức, về kỹ năng. Ba môn là đủ để đánh giá sự khác nhau giữa các em học sinh hay cần 4 môn, cái đó tùy từng địa phương cân nhắc việc này và cũng phụ thuộc vào các trường phổ thông”, ông Sơn nêu quan điểm.

Trả lời báo chí về vấn đề nhân đôi hệ số 2 điểm Văn, Toán, đại diện Bộ GD&ĐT cho biết, chương trình giáo dục phổ thông năm 2018  chú trọng phát triển toàn diện năng lực cho học sinh, tuy nhiên, phát triển toàn diện và chú trọng phát triển năng lực không có nghĩa là chúng ta coi nhẹ các môn văn hóa, coi nhẹ kiến thức cơ bản, đặc biệt các môn quan trọng như là Toán và Văn.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cũng cho rằng, mặc dù Bộ GD&ĐT đã quy định đối với chương trình phổ thông mới 2018, không còn cần tính điểm trung bình, trong đánh giá không còn hệ số các môn học để đưa vào học bạ. Tuy nhiên, đây là việc tổ chức thi vào lớp 10 các trường phổ thông thì các địa phương phải cân nhắc, nghiên cứu, tính thật kỹ tình hình yêu cầu của các trường, từ đó đưa ra yêu cầu môn Toán, môn Văn hệ số 2. Chẳng hạn chỉ có 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ nhưng có lý do nhiều nơi không phải em nào cũng có điều kiện học ngoại ngữ như nhau. Do đó, có thể chọn môn Toán, môn Văn hệ số 2. Mặt khác cũng có yêu cầu đầu vào để trong quá trình học tập ở phổ thông, môn Toán, môn Văn yêu cầu kiến thức nền tảng quan trọng hơn, phải học tốt hơn thì cũng có thể cân nhắc việc này.

HOÀNG HƯƠNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top