Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Lâm Đồng: Ra mắt không gian văn hóa tâm linh Kim Cương thừa tại Việt Nam

Thứ Tư 08/03/2023 | 09:14 GMT+7

VHO - Ngày 7.3, tại Samten Hills Dalat, (xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) đã diễn ra Lễ Khánh thành Không gian văn hóa tâm linh Phật giáo Drigung Kagyu Samten Ling Việt Nam. Sự kiện đã thu hút đông đảo du khách, phật tử và nhân dân trong và ngoài địa phương tìm đến đây tham tham, chiêm bái.

Đại diện Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam trao Chứng nhận “Không gian văn hóa tâm linh dành cho không gian Phật giáo Kim cương thừa tại Samten Hills Dalat.

Tham dự buổi Lễ khánh thành có sự hiện diện của ông Venerable Jamyang Tsering Namgyal - đại diện của Ladakh tại Hạ viện Ấn Độ; Ủy viên Điều hành Ladakh, Tashi Gyalson, ông Tashi Gyalson; Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Ladakh, ngài Shri. Thupstan Chhewang; đại diện lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, các vị chức sắc của TW Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lâm Đồng.

Sau nghi thức cắt băng khánh thành, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đã chính thức trao tặng Chứng nhận “Không gian văn hóa tâm linh” cho không gian Phật giáo Kim cương thừa tại Samten Hills Dalat.

Ra mắt không gian văn hóa tâm linh Phật giáo Drigung Kagyu Samten Ling Việt Nam tại Samten Hills Dalat (huyện Đơn Dương, Lâm Đồng)

Phát biểu tại Lễ khánh thành, ông Ông Trần Văn Mạnh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam nhấn mạnh: “Việc trao bằng chứng nhận của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam có ý nghĩa giới thiệu với cộng đồng những giá trị kiến trúc và tâm linh quý báu của không gian Phật giáo Kim Cương và mong muốn khuyến khích gìn giữ, bảo vệ và phát huy cho đời sau những di sản văn hóa có giá trị”.

Cùng ngày, sự kiện khoa học “Những dấu ấn lịch sử của Phật giáo Kim Cương thừa tại Việt Nam” đã được tổ chức trang trọng trong khuôn khổ Lễ khánh thành Không gian văn hóa tâm linh Samten Hills Dalat, Việt Nam với sự tham gia của các chuyên gia đến từ Đại học Quốc gia Hà Nội. Tại tọa đàm “Những dấu ấn lịch sử của Phật giáo Kim Cương thừa tại Việt Nam”, các nhà khoa học cùng giới thiệu những kết quả nghiên cứu mới về di sản của Phật giáo Kim Cương thừa tại Việt Nam.

Toàn cảnh không gian văn hóa tâm linh Phật giáo Drigung Kagyu Samten Ling Việt Nam.

Samten Hills Dalat là không gian văn hoá tâm linh có lối kiến trúc lấy cảm hứng từ văn hóa kiến trúc của các vùng đất quanh dải Himalayas. Nằm trải dài trên những ngọn đồi cao tại thôn Kambute, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương với khung cảnh thiên nhiên có tầm nhìn 360 độ hùng vĩ và rộng lớn. Có mặt tại đây, ngoài việc trải nghiệm cảnh quan tuyệt đẹp, công chúng sẽ được tham quan các khu trưng bày di sản văn hoá Phật giáo, quần thể các công trình văn hoá Phật giáo độc đáo, trong đó có Đại bảo tháp kinh luân Drigung Kagyu Rinchen Khorchen Khorwe Go Gek, được làm bằng đồng tinh khiết  - dát  vàng 24k với trọng lượng 200 tấn, chiều cao 37.22m, đường kính 16.53m, đã chính thức được xác lập kỷ lục thế giới - Guinness World Record vào cuối năm 2022 và đã trở thành đại bảo tháp kinh luân lớn nhất thế giới.

THÀNH KHIÊM

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top