Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Thả diều nghệ thuật trên đầm An Khê

Chủ Nhật 12/03/2023 | 14:43 GMT+7

VHO- Ngày 12.3, Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi tổ chức thả diều nghệ thuật trên đầm An Khê ở phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ. Đây là lần đầu tiên Quảng Ngãi tổ chức thả diều quy mô lớn. 

Lễ hội thả diều nghệ thuật trên đầm An Khê

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Tiến Dũng - Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh cho biết, lễ hội thả diều nghệ thuật trên đầm An Khê nằm trong chuỗi sự kiện đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt văn hóa Sa Huỳnh diễn ra vào ngày 25.3 tới. Mục đích của lễ hội nhằm quảng bá, bảo tồn nghệ thuật làm diều, đồng thời thu hút du khách, tạo sân chơi và cơ hội thưởng lãm cho những ai yêu thích bộ môn nghệ thuật trên không. Cánh diều không chỉ thể hiện ước vọng về một cuộc sống tốt đẹp mà còn mang tới cơ hội giao lưu giữa người nghệ nhân và người mến mộ bộ môn tao nhã gắn liền với tuổi thơ này.

 Những con diều nghệ thuật sải cánh từ 1.5 – 3m

Ông Lê Văn Quý, đến từ Câu lạc bộ diều Sky TP.HCM cho rằng, những cánh diều ngoài tác dụng trang trí và là thú vui tao nhã của mọi lứa tuổi, trong tâm thức của người Việt, thả diều hàm chứa ý nghĩa tâm linh, khát vọng vươn lên về cuộc sống nhàn hạ, ấm no, hạnh phúc vì vậy du khách sẽ được thỏa sức ngắm nhìn các màn trình diễn đầy sắc màu trên bầu trời, trong đó có vô số tác phẩm do các nghệ nhân lão làng chế tác. “Đến với lễ hội thả diều nghệ thuật lần này, chúng tôi mang đến những con diều rồng, phượng, chim công, bướm, én, gà trống, cá,…sải cánh từ 1.5 – 3m, hứa hẹn đem đến cho người dân, du khách những màn trình diễn mãn nhãn”, ông Quý bày tỏ.

Du khách và các em nhỏ thích thú khi lần đầu tiên có lễ hội thả diều lớn nhất Quảng Ngãi

Đầm An Khê có chiều dài 3,5km, rộng 1km với 347ha mặt nước, xã Phổ Khánh, giáp ranh với phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ. Đây không chỉ là nơi phát hiện di tích đầu tiên mà còn là cái nôi của văn hóa Sa Huỳnh, vì chứa đựng những đặc trưng quan trọng nhất của nền văn hóa này.

Không gian văn hóa Sa Huỳnh ở khu vực đầm An Khê

Theo khảo sát của các chuyên gia khảo cổ học, di sản, môi trường,.. thì không gian, môi trường sinh tồn của cư dân Sa Huỳnh cổ trong khu vực đầm An Khê và vùng phụ cận gồm: Hệ thống các gò đồi, cồn cát ven sông, biển, đầm An Khê, các khu rừng xung quanh đầm, cánh đồng muối, cửa biển Sa Huỳnh. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng để người dân khai thác, phục vụ cho cuộc sống, đồng thời là nguồn gốc phát sinh, phát triển và lan tỏa của văn hóa Sa Huỳnh.

NHƯ ĐỒNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top