Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Ngành giáo dục trước tác động của ChatGPT: Cả thầy lẫn trò đều phải thay đổi

Thứ Hai 13/03/2023 | 10:46 GMT+7

VHO- Thời gian gần đây, ChatGPT đã tạo nên “cơn sốt” trên toàn cầu, mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức. Tại tọa đàm khoa học AI, ChatPT đối với việc đào tạo và bồi dưỡng giáo viên hiện nay do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức cuối tuần qua, các chuyên gia đã phân tích về vai trò và những ảnh hưởng của xu hướng công nghệ này đối với ngành giáo dục. Đặc biệt là vấn đề phát triển năng lực, phẩm chất người học đáp ứng Chương trình mới 2018.

Chuyên gia cho rằng, AI và ChatGPT chỉ là công cụ hỗ trợ, còn trách nhiệm chính của học sinh vẫn là tự học và rèn luyện bản thân

 Với xuất phát điểm là một nền tảng hỗ trợ tương tác (chattex) do OpenAl phát triển, chỉ sau 2 tháng ra mắt, ChatGPT đã lập kỷ lục với hơn 100 triệu người đăng ký sử dụng. Công cụ có khả năng trò chuyện, trả lời lưu loát câu hỏi của người dùng đưa ra ở tất cả các lĩnh vực.

Làm chủ ứng dụng để khai thác một cách thông minh

TS Bùi Hồng Quân, giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cho rằng, các giáo viên có thể sử dụng công nghệ này như một sự trợ giúp để giảng dạy và cải thiện năng lực, phẩm chất của học sinh. Tương tác với trí tuệ nhân tạo thông qua ChatGPT, học sinh được khuyến khích phải đưa ra câu hỏi và tìm kiếm thông tin một cách chủ động. Điều này giúp các em trở nên linh hoạt, sáng tạo và tích cực hơn trong việc giải quyết các vấn đề khó khăn trong quá trình học tập… Tuy nhiên, việc sử dụng AI trong giáo dục cũng đặt ra nhiều thách thức. Một trong những thách thức đó là nếu học sinh được cung cấp những thông tin sai lệch, có thể gây ảnh hưởng đến quá trình học tập và phát triển.

Để đảm bảo rằng ChatGPT được sử dụng một cách đúng đắn và mang lại hiệu quả, giáo viên cần phải có đầy đủ kiến thức về công nghệ để định hướng cho học sinh. Ngoài ra, cần làm chủ các ứng dụng này để có thể khai thác một cách có kỹ năng, có đạo đức trên tinh thần không chỉ phục vụ cho hoạt động dạy học, giáo dục mà còn giáo dục học sinh tiếp cận, sử dụng một cách thông minh.

Theo giảng viên Sầm Vĩnh Lộc, Khoa Giáo dục thể chất Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, Thư kýNhóm nghiên cứu mạnh Tâm lýgiáo dục học, những ảnh hưởng của ChatGPT đối với giáo dục trong kỷnguyên số làrất rõ rệt. Trong một phạm vi nhất định, nền tảng ngôn ngữnày sẽ chuyển hướng các hoạt động trong giáo dục sang một giai đoạn hoàn toàn khác. “Cần thừa nhận vai tròvàsức ảnh hưởng của ChatGPT đối với sựphát triển của giáo dục. Đólànhững đóng góp mang tính tích cực nhưng cũng không ít hạn chế, người dùng cần nhận thức rõ đểtránh lệthuộc, lạm dụng. Vai tròcủa con người vẫn làthen chốt, cótính quyết định đến sựphát triển, thành công của giáo dục. Cần thừa nhận không tránh né vềvai trò, ảnh hưởng của ChatGPT với giáo dục; chung sống vànghiên cứu cách sửdụng một cách hiệu quảnhất ChatGPT phục vụcác mục tiêu cụthểtrong giáo dục; xây dựng các hàng rào pháp lýđểquản lýchặt chẽ việc sửdụng ChatGPT trong các hoạt động của giáo dục”, giảng viên bày tỏ.

ChatGPT có thể thay thế được vai trò người thầy?

Đây là vấn đề tiếp tục được nhiều chuyên gia đặt ra và cùng nhau phân tích. Thực tế cho thấy, AI và ChatGPT có thể có tác động cả tích cực và tiêu cực đến học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, quan trọng là giáo dục và hướng dẫn cho các em sử dụng công nghệ một cách thông minh và đúng đắn. Đây không chỉ là yêu cầu mà còn là trách nhiệm của thầy cô giáo.

“Để tận dụng những ứng dụng tiềm năng này, chúng ta cần nhớ rằng AI và ChatGPT chỉ là công cụ hỗ trợ, còn trách nhiệm chính của học sinh vẫn là tự học và rèn luyện bản thân. Một sốý kiến cho rằng việc sử dụng AI và ChatGPT sẽthay thế vai trò của giáo viên, dẫn đến việc học sinh bị cô độc và thiếu tương tác với thầy cô giáo. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra khi ta trở nên hoàn toàn phụ thuộc vào công nghệ và không biết sử dụng nó một cách hợp lý. Sử dụng AI và ChatGPT chỉ đúng khi ta biết cân bằng giữa dạy và học, đảm bảo sự tương tác cần thiết giữa học sinh và giáo viên”, TS Bùi Hồng Quân nhấn mạnh.

TS tâm lý học Đào Lê Hòa An, nhà sáng lập Ứng dụng hướng nghiệp 4.0 Jobway cũng cho rằng, ChatGPT ra đời không thể làm mất đi vai trò của người thầy. Bởi suy cho cùng, công cụ lao động của người giáo viên là rất đặc thù, đó chính là nhân cách, là yếu tốvề cảm xúc, sự tận tâm, thấu hiểu từng cá nhân của người học… Mà điều này chỉ có thể có ở vai trò của người thầy giáo, cô giáo.

GS.TS Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM khẳng định: “Tôi đồng cảm là ChatGPT không thay thế được con người, đặc biệt là thay thế giáo viên, bởi vì sự rung cảm, sự tiếp cận cá nhân, mình truyền cảm hứng, xúc cảm và tất cả những gì gọi là tương tác giữa người với người, thì hiện nay ChatGPT chưa đáp ứng được”. Tuy nhiên, GS Huỳnh Văn Sơn cũng cho rằng, trong tương lai gần sẽcó thêm nhiều phiên bản ứng dụng khác ra đời với mức độ hiện đại và thông minh hơn. “Các thầy, cô giáo có quyền lo lắng, trăn trở nhưng không phải vì vậy mà buông lơi vai trò, vị trí và sức mạnh của mình. Các thầy cô cần xác định rõcác ứng dụng công nghệ không thể thay thế hoàn toàn vai trò của người thầy trong giáo dục và đào tạo con người. Nhưng để tận dụng có hiệu quả và làm chủ công nghệ, người học cần phải chạy và người dạy cũng phải "chạy", phải thay đổi, nếu không chúng ta tụt hậu”, GS Sơn bày tỏ. 

THÙY TRANG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top