Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

“Hội thề trung hiếu đền Đồng Cổ” - Di sản độc đáo của Thủ đô

Thứ Tư 15/03/2023 | 23:17 GMT+7

VHO - Sáng 15.3, Sở VH&TT Hà Nội và UBND quận Tây Hồ tổ chức toạ đàm bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể “Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ”, phường Bưởi, quận Tây Hồ.

Đền Đồng Cổ, phường Bưởi, quận Tây Hồ được xây dựng năm 1028

Đền Đồng Cổ, phường Bưởi, quận Tây Hồ được xây dựng năm 1028, thời Lý. Ngôi đền gắn liền với hội thề "Trung hiếu" với đạo lý sâu sắc, bắt đầu từ đời vua Lý Thái Tông; về sau lễ hội thề này vẫn được duy trì ở thời Trần và Lê. Ngày nay, Hội thề Trung hiếu Đền Đồng Cổ, phường Bưởi, quận Tây Hồ được duy trì tổ chức vào dịp Lễ hội truyền thống làng Đông Xã trong hai ngày mùng 3 và 4 tháng Tư âm lịch. Lễ hội Đồng Cổ là biểu hiện sức mạnh vật chất tinh thần cổ truyền của dân tộc, là nơi thể hiện rõ tâm linh hướng thiện và tâm thức về nguồn, vọng ngưỡng lòng trung thành, yêu nước của người Việt Nam.

Phát biểu tại toạ đàm, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Đình Khuyến cho biết: “Đền Đồng Cổ gắn liền với hội thề “Trung hiếu” là nét văn hoá độc đáo và đặc sắc của Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. Chỉ ở Đền Đồng Cổ, phường Bưởi, quận Tây Hồ mới có Hội thề trung hiếu. Một lễ hội độc đáo và có giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện rõ tính cách Việt Nam, truyền thống Việt Nam”.

Tại buổi toạ đàm, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và cơ quan quản lý nhà nước cùng cộng đồng địa phương đã có những ý kiến trao đổi, nhận diện giá trị di sản Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ và định hướng trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản trong bối cảnh lễ hội truyền thống thuộc khu vực nội thành với những tác động mạnh mẽ của quá trình hiện đại hóa, đô thị hóa. Đồng thời, nhằm củng cố, xây dựng hồ sơ trình Bộ VHTTDL đưa “Hội thề Trung hiếu Đền Đồng Cổ phường Bưởi” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Xây dựng hồ sơ trình Bộ VHTTDL đưa “Hội thề Trung hiếu Đền Đồng Cổ phường Bưởi” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia

GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết, Lễ hội đền Đồng Cổ là lễ hội của triều đình, hướng về nguồn cội, triệt để khai thác sức mạnh niềm tin và sự đồng thuận của triều đình và toàn xã hội, vì sự toàn vẹn của vương triều và thể chế. Đây là hội thề quốc gia có ý nghĩa hết sức đặc biệt, nên được Hoàng đế và triều đình giành nhiều sự quan tâm và chỉ đạo rất sát sao. Năm Nhâm Ngọ (1042), cùng với việc ban hành bộ Hình thư và đúc tiền Minh Đạo khai mở truyền thống luật pháp thân dân của quốc gia văn hiến, Lý Thái Tông ra lệnh “phạt đánh 50 trượng những người vắng mặt trong buổi hội thề”. Trừ một số ít quan lại vì lý do riêng tìm cách trốn tránh hội thề đã bị phạt đánh 50 trượng, còn hầu hết tôn thất, quan lại trong triều và mọi người dân ở trong và ngoài kinh thành Thăng Long đều về dự hội thề với tinh thần tận trung, tận hiếu, cầu mong cho quốc thái dân an. Hội thề đền Đồng Cổ thực sự là một hội thề Non nước, một đại lễ hội của kinh thành Thăng Long, không chỉ đời Lý và các đời Trần, Lê, mà cho đến ngày nay cũng vẫn được duy trì và tiếp nối. Nét đặc sắc của hội thề đền Đồng Cổ chính là sự hòa hợp, kết quyện giữa nghi thức cung đình và dân gian, mượn oai thần linh để tạo nên sự thăng hoa và hết mình của toàn thể cộng đồng, vì sự trường tồn của triều đình và của đất nước.

“Lễ hội sắp được tổ chức tới đây sẽ là lễ hội thứ 995 và chỉ còn 5 năm nữa, chúng ta sẽ được chứng kiến lễ hội tròn thứ 1.000 với kỳ vọng lễ hội vẫn giữ được các giá trị truyền thống, nhưng lại thật sự đổi mới và sáng tạo, phù hợp với xu thế phát triển và biến đổi của Thủ đô, đất nước và thời đại”, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc nhấn mạnh.

Toạ đàm bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể “Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ”

Hướng tới kỷ niệm 995 năm Lễ hội Đền Đồng Cổ, đại diện lãnh đạo UBND quận Tây Hồ cho biết, quận Tây Hồ đã xây dựng kế hoạch kỷ niệm với nhiều hoạt động ý nghĩa, phong phú nhằm góp phần tuyên truyền, quảng bá về giá trị của di sản và ý nghĩa của “Hội thề trung hiếu Đền Đồng Cổ”, nâng cao ý thức của người dân, khách du lịch trong việc bảo vệ di sản để giữ gìn truyền thống văn hóa, lịch sử ngàn năm. Đặc biệt, quận đã xây dựng hồ sơ trình Bộ VHTTDL đưa “Hội thề trung hiếu Đền Đồng Cổ phường Bưởi” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Để xây dựng hồ sơ trình Bộ VHTTDL, các nhà khoa học gợi ý, hồ sơ cần nhấn mạnh giá trị về sự trao truyền Hội thề qua các thế hệ, di sản đã được “sống” trong cộng đồng ra sao để có định hướng trong bảo tồn, phát huy giá trị.

Theo TS Lê Thị Minh Lý, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam, trong gần 500 di sản văn hoá phi vật thể, Hội thề trung hiếu đền Đồng Cổ là hội đầu tiên có chủ thể, thời gian sử liệu ra đời rõ ràng. Điều đó chứng tỏ, Hội thề trung hiếu đền Đồng Cổ là sự sáng tạo đã tồn tại, lưu truyền gần 1.000 năm của một vị vua, trở thành tập quán truyền thống, sống trong đời sống đương đại. Vì thế, Hồ sơ cần làm hồ sơ một cách “bình thường” để di sản được sống trong đời sống đương đại. Bởi, di sản văn hoá phi vật thể không thể quay ngược trở lại, thực hiện như trong quá khứ.

MINH HÀ; ảnh: QUANG TUẤN

Print
Tags:

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top