Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo

Thứ Hai 20/03/2023 | 10:47 GMT+7

VHO- Trải qua thời gian, cùng với sự phát triển của đất nước, từ “gốc” là “Đề cương về Văn hóa Việt Nam”, tư duy lý luận của Đảng ta về văn hóa ngày càng được bổ sung, phát triển và hoàn chỉnh hơn để phù hợp với thực tiễn quá trình phát triển.

 Lãnh đạo thành phố và Sở VHTT Hải Phòng dự và động viên chương trình nghệ thuật của các đơn vị nghệ thuật của thành phố

 Dưới ánh sáng của “Đề cương về Văn hóa Việt Nam” và các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về văn hóa, trong nhiều năm qua, bên cạnh những mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế, Hải Phòng đã quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo đường lối văn hóa của Đảng, cụ thể hóa các chính sách phát triển văn hóa của Nhà nước.

Thành ủy, UBND TP đã ban hành các văn bản định hướng, chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa, trong đó có những Nghị quyết chuyên đề, Quyết định, kế hoạch về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Hải Phòng. Trong đó, ngày 30.5.2017, UBND TP Hải Phòng ban hành Quyết định số 1309/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành VHTTDL thành phố Hải Phòng đến năm 2030. Nội dung quy hoạch đãxác định rõquan điểm, mục tiêu phát triển TP Hải Phòng trở thành trung tâm VHTTDL vùng duyên hải Bắc Bộ; tiếp tục bảo tồn, kế thừa và phát huy các giátrị tốt đẹp của văn hóa dân tộc, làm phong phúthêm nét đặc trưng riêng của văn hóa Hải Phòng; phát huy cao độ tính sáng tạo của đội ngũ tríthức, văn nghệ sĩ, phấn đấu cónhiều sản phẩm văn hóa, nghệ thuật chất lượng cao; nâng cao mức hưởng thụ và tham gia các hoạt động sáng tạo văn hóa của nhân dân; huy động mọi nguồn lực cho phát triển văn hóa, coi đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho con người và cho phát triển bền vững, gắn kết nhiệm vụ phát triển kinh tế với phát triển văn hóa.

Quán triệt đường lối văn hóa của Đảng, vận dụng sáng tạo để hiện thực hóa các Nghị quyết và các văn bản chỉ đạo của Nhà nước về văn hóa, trong những năm qua, văn hóa Hải Phòng đã có những điểm sáng. Có thể kể đến là lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn. Với chính sách cụ thể như giữ nguyên mô hình 5 Đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp hiện có (Chèo, Múa Rối, Cải lương, Kịch nói, Ca múa); phê duyệt Đề án Sân khấu Truyền hình; phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật toàn quốc tại thành phố… đã giúp cho nghệ thuật biểu diễn thành phố có nhiều khởi sắc. Ngày 25.3.2020, TP Hải Phòng phê duyệt Đề án Sân khấu truyền hình. Mỗi tháng một chương trình nghệ thuật do các đoàn nghệ thuật thành phố thực hiện dàn dựng, biểu diễn với nhiều chủ đề khác nhau bằng các loại hình nghệ thuật khác nhau, ghi hình, phát sóng trực tiếp phục vụ nhân dân.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp những năm vừa qua, khi các chương trình biểu diễn văn hóa nghệ thuật trực tiếp hầu hết không thể tổ chức thì mô hình Đề án “Sân khấu truyền hình” đã giúp cho nhân dân thành phố vẫn tiếp tục được thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật chuyên nghiệp với chất lượng cao. Và quan trọng hơn các Nhà hát, rạp hát của thành phố luôn “sáng đèn”, các diễn viên, nhạc công, đạo diễn của các đoàn nghệ thuật… có cơ hội được làm nghề, được sáng tạo nghệ thuật, được hỗ trợ lẫn nhau trong việc thực hiện, dàn dựng, biểu diễn. Đây thực sự là sáng tạo đột phá để Hải Phòng trở thành điểm sáng của cả nước trong việc duy trì tổ chức và biểu diễn văn hóa nghệ thuật thời kỳ dịch bệnh. Đến nay, đề án vẫn tiếp tục được triển khai thực hiện, các vở diễn không chỉ để ghi hình phát sóng phục vụ người xem trên truyền hình mà còn biểu diễn trực tiếp phục vụ nhân dân, biểu diễn lưu động tại nhiều địa điểm khác nhau, đặc biệt là các nơi vùng sâu, vùng xa, hải đảo…

Cùng với nghệ thuật biểu diễn, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản trên địa bàn TP cũng đạt được những kết quả quan trọng. Thành phố là vùng đất có hệ thống di tích đậm đặc với 937 di tích, trong đó có 531 di tích đã được xếp hạng các cấp (2 di tích quốc gia đặc biệt, 118 di tích quốc gia và 413 di tích thành phố); có 474 lễ hội và 9 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Do vậy, công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị di sản trên địa bàn thành phố luôn được quan tâm. Ngày 8.12.2017, HĐND thành phố ban hành Nghị quyết số 22/NQ-HĐND về công trợ kinh phí trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa xếp hạng cấp thành phố giai đoạn 2018-2025. Việc thực hiện Nghị quyết đã giúp cho công tác bảo tồn các di tích đạt kết quả cao, kịp thời ngăn chặn sự xuống cấp di tích, phục dựng những phần kiến trúc bị hủy hoại.

Từ năm 2018 đến năm 2021, với nguồn “vốn mồi” 28,5 tỉ đồng công trợ của nhà nước, các địa phương huy động xã hội hóa 114 tỉ đồng tham gia tu bổ, tôn tạo, khôi phục các hạng mục công trình kiến trúc đã bị xuống cấp, bị hủy hoại, tôn tạo thêm cảnh quan di tích, góp phần làm cho di tích sạch đẹp, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân trong hoạt động văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng và tham quan du lịch. Với hiệu quả được khẳng định, ngày 9.12.2022, HĐND thành phố tiếp tục ban hành Nghị quyết số 82/NQ-HĐND về công trợ kinh phí tu bổ, tôn tạo di tích quốc gia trên địa bàn thành phố giai đoạn 2023-2027. Nghị quyết đi vào thực hiện sẽ giúp cho hệ thống di tích quốc gia trên địa bàn thành phố được nâng cấp, tu bổ, tôn tạo. Cũng trong năm 2022, thành phố Hải Phòng có 12 bảo vật quốc gia được Chính phủ công nhận; có 7 nghệ nhân được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú…

Từ kết quả nổi bật trong 2 lĩnh vực nêu trên, có thể thấy, TP Hải Phòng đã quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo đường lối của Đảng trong xây dựng và phát triển văn hóa. Chủ trương phát triển văn hóa theo ba hướng: Dân tộc, khoa học và đại chúng tiếp tục là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Tuỳ vào tình hình thực tế, từng giai đoạn phát triển, thành phố từng bước hoạch định chiến lược phát triển văn hóa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; đảm bảo bố trí nguồn lực đầu tư phù hợp, tạo cơ chế thuận lợi thu hút nguồn lực xã hội; đảm bảo hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển; thực hiện chuyển đổi số để phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa lịch sử.

TRẦN THỊ HOÀNG MAI - Giám đốc Sở VHTT TP Hải Phòng

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top